Phát hiện khuôn mặt mới của tổ tiên loài người 3,9 triệu tuổi

Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 20205:00 CH(Xem: 3761)
Phát hiện khuôn mặt mới của tổ tiên loài người 3,9 triệu tuổi
khuon-mat-to-tien-loai-nguoi

Một phân tích chi tiết về hộp sọ và nơi nó được tìm thấy đã được công bố ngày 28/8 trên Tạp chí Nature.

Ông Yohannes Haile-Selassie, tác giả nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland, cho biết: “Tôi không thể tin vào mắt mình. Đó là một khoảnh khắc eureka và một giấc mơ trở thành sự thật. Đây là một trong những mẫu vật quan trọng nhất mà chúng tôi tìm thấy cho đến nay”.

Hộp sọ MRD này, được các nhà nghiên cứu xác định là đại diện cho tổ tiên đầu tiên của loài người được gọi là Australopithecus anamensis sống từ 3,9 đến 4,2 triệu năm trước. Điều này khác với nhận định từ bao lâu nay: Chúng ta vẫn tự xem là hậu duệ có tổ tiên thuộc Australopithecus afarensis, mà bộ xương Lucy nổi tiếng đã tìm được trước đây.

“Cho đến nay, hiểu biết của chúng ta có một khoảng trống lớn giữa tổ tiên loài người được biết đến sớm nhất, khoảng 6 triệu năm tuổi và các loài như “Lucy”, 2-3 triệu năm tuổi. Một trong những khía cạnh thú vị nhất của khám phá này là cách nó bắc cầu không gian hình thái giữa hai nhóm này” – TS Stephanie Melillo, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck nói.

Hộp sọ anamensis, có khả năng thuộc về một người đàn ông, đã được di chuyển một khoảng cách ngắn xuống một con sông sau khi chết và bị chôn vùi bởi một trầm tích ở một vùng đồng bằng – bà Beverly Saylor, tác giả nghiên cứu và giáo sư về địa tầng và trầm tích tại ĐH Case Western Reserve – cho biết.

Là thành viên lâu đời nhất được biết đến của chi Australopithecus, anamensis sở hữu một hỗn hợp các tính năng hấp dẫn: Hộp sọ dài và nhỏ, có khuynh hướng nhô ra với xương gò má đưa ra về phía trước. Răng nanh được tìm thấy trong hộp sọ rất lớn.

Xác định anamensis đang cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được tổ tiên của loài người phát triển sớm như thế nào.

Xác nhận danh tính của mảnh vỡ sống cách đây 3,9 triệu năm, cho thấy có hai loài thực sự tồn tại cùng nhau ít nhất 100.000 năm là afarensis và anamensis.

Khuôn mặt của loài afarensis, 3 triệu năm tuổi.


Khuôn mặt của loài afarensis, 3 triệu năm tuổi. (Ảnh: CNN).

“Chúng tôi từng nghĩ rằng anamensis dần biến thành afarensis theo thời gian” – bà Melillo nói. “Chúng tôi vẫn nghĩ rằng hai loài này có mối quan hệ hậu duệ tổ tiên nhưng phát hiện mới này cho thấy hai loài thực sự sống cùng nhau trong một thời gian khá lâu. Nó thay đổi cách hiểu của chúng tôi về quá trình tiến hóa và đưa ra những câu hỏi mới: những con vật này đang cạnh tranh thức ăn hay không gian với nhau?”

Có hay không các quần thể hỗn hợp vẫn tiếp tục được các nhà khoa học tranh luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20189:00 CH
Trong cuộc đời chinh chiến của Napoleon, có lẽ cuộc xâm lược Nga là một trong những thất bại ê chề và đáng nhớ nhất c
Chủ Nhật, 07 Tháng Giêng 20182:00 CH
Hiraizumi có lẽ là một trong những ngôi làng quan trọng nhất ở Nhật Bản mà bạn chưa từng nghe nói tới.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:02 SA
41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:00 CH
Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:16 SA
Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. C