Tìm thấy hóa thạch khỉ lâu đời nhất bên ngoài châu Phi

Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 20205:00 SA(Xem: 3339)
Tìm thấy hóa thạch khỉ lâu đời nhất bên ngoài châu Phi

Ba mảnh xương được khai quật trong một mỏ than non ở Trung Quốc cho thấy khỉ đã tồn tại ở châu Á cách đây ít nhất 6,4 triệu năm.

Mô phỏng loài khỉ Mesopithecus pentelicus sống cách đây 6,4 triệu năm. Ảnh: Mauricio Antón.

Mô phỏng loài khỉ Mesopithecus pentelicus sống cách đây 6,4 triệu năm. Ảnh: Mauricio Antón.

"Khám phá mới có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là những hóa thạch khỉ cổ nhất bên ngoài châu Phi và có thể là tổ tiên của nhiều loài khỉ hiện đại sống ở Đông Á. Một điều thú vị từ góc độ cổ sinh vật học là loài khỉ này xuất hiện ở cùng một nơi và cùng thời điểm với các loài vượn cổ ở châu Á", Giáo sư nhân chủng học Nina G. Jablonski từ Đại học Evan Pugh của Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Jablonski cùng các cộng sự tại Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ Vân Nam đã tìm thấy ba mảnh xương trong mỏ than non Shuitangba ở phía đông nam Trung Quốc, trong đó có hai mảnh nằm gần nhau - xương hàm dưới và xương đùi - có thể thuộc về cùng một cá thể và một mảnh xương gót chân thuộc về một cá thể khác.

Trong một báo cáo trực tuyến trên tạp chí Human Evolution hôm 9/10, các nhà cổ sinh vật học xác định ba mảnh hóa thạch thuộc về cùng một loài khỉ đã tuyệt chủng có tên khoa học là Mesopithecus pentelicus.

Hóa thạch xương gót chân của Mesopithecus pentelicus. Ảnh: Xueping Ji.

Hóa thạch xương gót chân của Mesopithecus pentelicus. Ảnh: Xueping Ji.

"Phân tích xương gót chân cho thấy loài khỉ Cựu Thế giới này đã thích nghi để di chuyển nhanh nhẹn cả trên cây và dưới mặt đất. Không nghi ngờ gì nữa, sự linh hoạt này đã góp phần vào quá trình mở rộng phạm vi phân bố của chúng ra khắp các hành lang rừng từ châu Âu đến châu Á", Jablonski giải thích.

Hóa thạch xương hàm cũng tiết lộ khỉ Mesopithecus pentelicus ăn nhiều loại thực vật, từ lá, hoa, trái cây cho đến hạt, trong khi vượn dạng người sống cùng thời hầu như chỉ ăn trái cây.

Hóa thạch xương hàm dưới của Mesopithecus pentelicus. Ảnh: Xueping Ji.

Hóa thạch xương hàm dưới của Mesopithecus pentelicus. Ảnh: Xueping Ji.

Sự thành công tiến hóa của loài khỉ này là nhờ chúng có thể ăn thức ăn chất lượng thấp chứa nhiều cellulose, bằng cách lên men thức ăn và sử dụng axit béo có sẵn từ vi khuẩn. Điều đó cho phép chúng không cần uống nước mà hấp thụ tất cả lượng nước cần thiết thông qua thức ăn. Vì vậy, những con khỉ này không cần phải sống gần các sông hồ và có thể tồn tại qua thời kỳ khí hậu biến đổi mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ về mô hình phân tán của khỉ Mesopithecus pentelicus nhưng có bằng chứng cho thấy chúng bắt đầu từ khu vực Đông Âu và nhanh chóng lan rộng tới châu Á.

Đoàn Dương (Theo Science Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp