Đột nhập cướp mộ, kẻ trộm bỏ quên cổ vật trị giá 1.000 tỷ đồng ( VN )

Thứ Hai, 12 Tháng Mười 20203:01 SA(Xem: 4657)
Đột nhập cướp mộ, kẻ trộm bỏ quên cổ vật trị giá 1.000 tỷ đồng ( VN )

Ngôi mộ đơn sơ

Tháng 8/2008, một công nhân xây dựng đang làm việc trên quốc lộ Elingzheng (thành phố Trung Khánh, Tây Nam Trung Quốc) thì đào được một mảnh sứ vỡ có hoa văn tinh xảo khác thường. Nhận thấy điều kì lạ, người thợ gọi cả đội thi công cùng đào sâu vào vị trí đó thì phát hiện dấu vết của một ngôi mộ cổ cách mặt đất 0,6m.

Đột nhập cướp mộ, kẻ trộm bỏ quên cổ vật trị giá 1.000 tỷ đồng chôn ở nơi không ai ngờ tới - Ảnh 1.

Bên trong ngôi mộ không còn món đồ tùy táng nào giá trị. (Ảnh: QQ)

Cán bộ giám sát công trình lập tức báo cáo cho chính quyền thành phố, chỉ vài giờ sau, các chuyên gia khảo cổ đã có mặt tại hiện trường để tiến hành khai quật.

Họ nhanh chóng đào được một hầm mộ nhỏ có chiều dài 2,4m, rộng 1,35m và cao 1,3m (số liệu được cung cấp bởi Sina), mộ được xây dựng từ thời nhà Thanh (1644 - 1912).

Tuy nhiên, khi đứng trước nắp hầm mộ, các thành viên đội khảo cổ đều sững sờ vì nhìn thấy một vài hố đào trộm. Điều này chứng tỏ lăng mộ đã bị xâm phạm, bên trong "lành ít dữ nhiều", có lẽ không còn thứ gì giá trị nữa.

Quả nhiên, bên trong lăng chỉ có cỗ quan tài mục nát và một bộ xương khô nằm trơ trọi.

Trong lúc tất cả mọi người ở hiện trường đều tỏ ra thất vọng, một nhà khảo cổ đột nhiên nhớ ra điều gì đó, anh ta lặng lẽ đi vòng quanh và gõ nhẹ vào lớp đất đắp ở nắp hầm mộ hòng tìm ra một cấu trúc bí ẩn.

Nhà khảo cổ đã thực sự đã khám phá ra một bí mật: Bức tường trên nắp hầm mộ được làm bằng sứ, hay chính xác hơn là 2.000 chiếc bát sứ xếp chồng lên nhau thành hình vòm. Những chiếc bát sứ được tìm thấy chính là sản phẩm sứ Thanh Hoa nức tiếng.

...và bức tường trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Sứ Thanh Hoa là đồ sứ trắng được chế tác tinh xảo với hoa văn bằng nước men xanh lam. Sứ bắt đầu xuất hiện từ đời Đường (618 - 907), trở nên dần phổ biến trong thời đại thống trị của nhà Nguyên (1271 - 1368) và đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Khang Hy của nhà Thanh.

Những chiếc bát tìm thấy trong lăng có đường kính khoảng 16cm, mặt ngoài vẽ họa tiết hoa lá, mặt trời... Đường nét trên bát vẫn còn nguyên vẹn nhờ lớp tráng men khéo léo, chứng tỏ tay nghề của người thợ thủ công cực kỳ điêu luyện.

Đột nhập cướp mộ, kẻ trộm bỏ quên cổ vật trị giá 1.000 tỷ đồng chôn ở nơi không ai ngờ tới - Ảnh 2.

Bức tường đắp mộ được làm từ 2.000 chiếc bát sứ Thanh Hoa. (Ảnh: Kknews)

Theo các chuyên gia khảo cổ, 2.000 chiếc bát sứ đều được chế tác tại một lò nung dân gian, ở trong tình trạng mới tinh và không có dấu vết sử dụng, có lẽ chúng được đặt làm riêng để chôn theo ngôi mộ.

Bát được chồng khít lên nhau và gắn kết bằng loại vữa gạo nếp độc đáo (loại vữa làm từ cát thô, vôi, hồ gạo nếp,... có độ kết dính siêu việt) khiến chồng bát cứng như bê tông. Các chuyên gia đã phải dùng tới hóa chất để nấu chảy gạo nếp nhằm tách rời những cổ vật này.

Theo Kuaibao, sứ Thanh Hoa nhà Thanh tuy không giá trị bằng sứ từ thời nhà Nguyên những cũng là di vật lịch sử vô cùng quý giá. Các chuyên gia nhận định, 2.000 chiếc bát sứ tìm thấy trong lăng sẽ có giá khoảng 300 triệu NDT (tương đương khoảng hơn 1.000 tỷ VND).

Đột nhập cướp mộ, kẻ trộm bỏ quên cổ vật trị giá 1.000 tỷ đồng chôn ở nơi không ai ngờ tới - Ảnh 3.

Bát sứ Thanh Hoa được tìm thấy trong ngôi mộ. (Ảnh: QQ)

Những bức tường cổ mộ được tìm thấy từ trước tới nay đều xây bằng vật liệu chắc chắn như đất nện, đá hay gạch xanh, vậy lý do gì khiến chủ nhân ngôi mộ sử dụng bát sứ để xây tường?

Theo QQ, chủ nhân xây "mộ bát" không phải vì muốn nổi bật mà do phong tục dân gian tại địa phương: Chôn theo bát đũa để người chết luôn được no đủ.

Cũng có lời đồn đoán chủ nhân ngôi mộ là một nghệ nhân gốm sứ và ông muốn được chôn cùng những kiệt tác của mình khi chết.

Tại thời điểm mai táng, giá trị của những chiếc bát sứ Thanh Hoa thấp hơn hiện nay rất nhiều nên chủ mộ cũng không thể ngờ rằng mình đã chôn theo cả một kho báu trong ngôi mộ đơn sơ.

Bài viết tham khảo từ QQ, Sina, Kuaibao

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 20184:00 CH
Sài Gòn-Chợ Lớn nói riêng có rất nhiều Chùa Bà. Còn trên cả nước miếu thờ Bà hay Miếu Thiên Hậu, Chùa Bà Thiên Hậu có đến hơn trăm, nơi tập trung đông nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 201811:59 SA
Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận một số vụ thanh trừng khủng khiếp, gồm cả chuyện tẩy ảnh, xóa tước và danh vị của người đã chết hoặc bị hạ bệ.
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 201810:00 CH
Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-1975 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch, đồi trụy phản động”
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20188:00 CH
Trong cuộc họp tại Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa) từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20185:00 CH
Nhơn dịp hôm nay là ngày 27 tháng 12, 2017, sau lễ Giáng sanh 3 ngày, người viết chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý thân hữu vài suy nghĩ về sự kiện nầy,
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20188:00 SA
Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương.
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20185:00 SA
chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngà
Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20184:24 SA
Vào ngày này năm 1901, một dàn khoan ở Spindletop Hill gần Beaumont, Texas, đã làm phun trào một lượng lớn dầu thô tràn ra cả một khu vực dài hàng trăm feet,
Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 201810:00 SA
Hoàng hậu cuối cùng của Pháp nổi tiếng xinh đẹp nhưng cũng bị chỉ trích vì thói ăn chơi phóng túng, phung phí nhất nước Pháp.
Thứ Hai, 08 Tháng Giêng 20186:00 CH
Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.