Đại dịch hạch thế kỷ XV tại châu Âu : Con Người là tác nhân lây lan chính

Thứ Sáu, 26 Tháng Giêng 20182:00 SA(Xem: 6039)
Đại dịch hạch thế kỷ XV tại châu Âu : Con Người là tác nhân lây lan chính
mediaTrận đại dịch hạch năm 1665 tại Luân Đôn đã giết chết hơn 100 000 người.Wikimedia Commons

Người châu Âu có lẽ sẽ không bao giờ quên trận đại dịch hạch, hay còn gọi là « dịch hạch đen », theo cách gọi của các sử gia, cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người vào thế kỷ XV. Báo Le Figaro (16/01/2018) đăng kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất cho rằng « Dịch hạch là lây từ người, chứ không phải từ chuột ».

Người ta ước tính con số tử vong trong suốt ba trận dịch lớn vào thế kỷ XV có khi vượt quá con số 200 triệu người. Ngày nay, tuy bệnh dịch hạch không còn được xem như là một hiểm họa lớn nhưng vẫn gây chết chóc. Trong giai đoạn 2010-2015, vẫn có gần 3250 người mắc bệnh và hơn 580 người chết.

Trở lại với nguyên nhân gây ra trận đại dịch tại châu Âu, các nhà khoa học trường đại học Hồng Kông, phối hợp cùng với trường thú y Virginia-Tech tại Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu khẳng định vai trò chính của những con đường giao thương trong việc lan truyền bệnh dịch hạch tại châu Âu, giai đoạn 1347-1760.

Vào thời kỳ này, giao thương giữa các châu lục phát triển mạnh mẽ. Nhưng điều kiện và ý thức về vệ sinh cá nhân lại rất yếu kém và tồi tàn. Bốn thế kỷ sau các trận đại dịch, các nghiên cứu khoa học đã lần lượt vén màn bí ẩn về trận dịch khủng khiếp đó.

Đầu tiên hết là việc phát hiện ra khuẩn Yersinia, tên của nhà bác học Alexandre Yersin, người đã có công khám phá ra tác nhân gây bệnh từ một phòng thí nghiệm ở Hồng Kông thế kỷ XIX, và tác nhân lây lan là loài chuột.

Rồi sau đó người ta xác định được tác nhân lây bệnh từ chuột sang người : đó là các loài bọ trên chuột. Rồi phải đợi đến tận những năm 1930, các nhà khoa học đã chỉ định một thủ phạm khác : các loại sinh vật ký sinh trên người như chấy rận hay bọ…

Cuối cùng, các nghiên cứu khoa học mới nhất gần đây ngày càng khẳng định chính các loài sinh vật ký sinh chuyển từ người này sang người khác đã làm cho dịch bệnh bùng phát dữ dội, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20181:00 SA
Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di,
Thứ Tư, 31 Tháng Giêng 20186:00 SA
Nhiều sách lịch sử đều ghi chép rằng Tưởng Giới Thạch và phe Quốc dân đảng của ông đã thất bại trước đảng Cộng sản, nhưng thực tế
Thứ Tư, 31 Tháng Giêng 20183:00 SA
Những ngày cuối 2017, đầu 2018, Iran vừa qua một biến động lớn. Nhiều người so sánh với mùa hè năm 2009
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20187:00 CH
Dù đã kết thúc từ 100 năm trước, cuộc chiến được mệnh danh là "cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến" này thực chất lại không kết thúc được bất cứ điều gì mà còn để lại rất nhiều dấu hỏi lớn cho nhân loại.
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20182:00 CH
Không ít ông hoàng nổi tiếng lịch sử bị ám sát khi đang tại vị. Trong số này, nhiều người bị ám sát trong độ
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20183:00 CH
Đây đều là những quan niệm sai lầm của người Trung Cổ mà chỉ nghe thôi bạn cũng cười ra nước mắt...
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20185:00 SA
Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận”