Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc

Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20188:00 CH(Xem: 5357)
Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc
Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. Ảnh: Frederic J. Brown.

Các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một cung điện cổ đại đóng vai trò như nơi nghỉ mát mùa hè của vua quan nhà Liêu, Newsweek hôm qua đưa tin. Để tránh nóng, mỗi năm từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, hoàng đế nhà Liêu đưa cả hoàng tộc cùng quan lại cấp cao lên dãy núi nay thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy hơn 100 thành phần kết cấu ở di chỉ tại huyện Đa Luân, khu tự trị Nội Mông, bao gồm gạch tráng men, gốm sứ và đinh đồng. Họ ghi nhận nền móng của 12 tòa nhà với tổng diện tích hơn 232 m2. Ge Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ Khu tự trị Nội Mông, cho biết các đồ tạo tác khai quật từ di chỉ giúp xác định cung điện được xây vào giữa triều Liêu.

Phát hiện về cung điện sẽ giúp các nhà khảo cổ học có thêm nhiều hiểu biết mới về cả kiến trúc và phong tục văn hóa của triều Liêu. Các cuộc khai quật quy mô lớn sẽ được tiến hành tại di chỉ.

Triều Liêu do người Khiết Đan lập nên. Đây là tộc người du mục phân bố ở Mông Cổ ngày nay và nhiều khu vực phía bắc Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ngày 27/2/907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ xưng là "Thiên hoàng đế". Đến ngày 17/3/916, Gia Luật A Bảo Cơ đăng cơ, lấy quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 947, quốc hiệu được đổi thành "Đại Liêu". Năm 1125, triều Liêu sụp đổ và bị nhà Kim tiêu diệt.

Dù ban đầu không có ngôn ngữ viết để diễn đạt phương ngữ Mông Cổ nguyên bản, triều Liêu đã phát triển hai loại chữ viết có nhiều đặc điểm giống ký tự Trung Quốc hiện đại. Các hoàng đế nhà Liêu liên tục mở rộng lãnh thổ nhưng chú trọng duy trì huyết thống hoàng gia thuần chủng, quy định hoàng đế không được phép lấy người từ các bộ tộc Khiết Đan đô hộ. Tuy nhiên, phụ nữ triều Liêu có nhiều ảnh hưởng chính trị với ít nhất ba thái hậu từng nhiếp chính. 

Phương Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.