Ngày Này Năm Xưa: 05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20184:08 SA(Xem: 5764)
Ngày Này Năm Xưa: 05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

05

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942.

Khi chiến tranh tiếp diễn và Liên Xô chiến đấu với quân Đức ở miền Tây Ba Lan, chính phủ Ba Lan lưu vong bắt đầu lo ngại rằng sự thống trị của Liên Xô có thể xảy ra nếu Liên Xô đánh bại Đức và giành quyền kiểm soát lãnh thổ Ba Lan. Stanislaw Mikolajczyk, kế nhiệm Sikorski trên cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời, đã đề nghị quân Đồng Minh bảo vệ biên giới và chủ quyền của Ba Lan sau chiến tranh, nhưng đã không có sự bảo đảm nào như vậy.

Tháng 08/1944, Quân đội Quốc gia Ba Lan (Polish Home Army), lo sợ rằng Liên Xô sẽ hành quân vào Warsaw để chiến đấu với người Đức và sẽ không bao giờ rời thủ đô nữa, đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại quân đội Đức. Họ hy vọng rằng nếu họ có thể đánh bại quân Đức, Đồng Minh sẽ giúp thành lập chính phủ lưu vong chống Cộng sau chiến tranh.

Thật không may, thay vì hỗ trợ cuộc nổi dậy mà họ khuyến khích nhằm đánh bại kẻ thù chung, Liên Xô đã đứng ngoài thờ ơ khi quân Đức giết hại người Ba Lan và đem toàn bộ những người sống sót đến các trại tập trung.

Khi lực lượng người Ba Lan bản địa đã bị diệt trừ, và trước cuộc tấn công cuối cùng chống lại người Đức, Liên Xô đã lập ra chính phủ lâm thời Ba Lan ủng hộ cộng sản để chống lại chính phủ lưu vong. Tại Hội nghị Yalta vào tháng 02/1945, các nước Đồng minh đồng ý rằng một chính phủ lâm thời sẽ được hình thành từ các thành viên thuộc cả hai phe ủng hộ và chống lại cộng sản, với các cuộc bầu cử tự do sẽ theo sau. Tuy nhiên, Liên Xô đã có kế hoạch khác. Họ nhanh chóng biến đất nước Ba Lan kiệt quệ thành một quốc gia vệ tinh phi dân chủ, vốn sẽ tồn tại đến tận năm 1989.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20184:00 CH
Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20186:00 SA
Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vớ
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20181:00 SA
Khoảng 200 triệu dân Ấn Độ là người Dalit, tầng lớp bị coi là “không đáng đụng tới”. Sau nhiều năm Ấn Độ tăng trưởng và hiện đại hóa, sự thù ghét của xã hội vẫn là bi kịch với họ.