Ngày Này Năm Xưa: 01/01/1863: Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực

Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20185:35 SA(Xem: 6783)
Ngày Này Năm Xưa: 01/01/1863: Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực

01

Nguồn: Emancipation Proclamation goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang vẫn đang diễn ra nổi dậy như là “một hành động của công lý, được bảo vệ bởi Hiến pháp, bởi sự cần thiết về mặt quân sự.” Ba triệu nô lệ đã được tuyên bố rằng “từ nay trở về sau, và cho tới mãi mãi, sẽ luôn tự do.” Bản tuyên ngôn đã miễn trừ cho các “bang biên giới” (border state) theo chế độ nô lệ, vốn vẫn thuộc Liên bang khi nội chiến bùng nổ, cũng như toàn bộ hoặc một phần của ba bang thuộc Hợp bang miền Nam do quân đội Liên bang kiểm soát.

Là một chính trị gia từ đảng Cộng hòa, Lincoln đã từng đấu tranh để chế độ nô lệ không được áp dụng tại những vùng đất mới, nhưng không lật đổ ngay lập tức chế độ này, và chính sách này đã tiếp tục được duy trì khi ông trở thành tổng thống. Ngay cả sau khi nội chiến bắt đầu, Lincoln, dù bản thân rất căm ghét chế độ nô lệ, nhưng vẫn thận trọng trong việc công bố Tuyên ngôn Giải phóng. Tuy nhiên, năm 1862, chính phủ Liên bang bắt đầu nhận ra những lợi thế chiến lược của tuyên ngôn này: Việc giải phóng nô lệ sẽ làm suy yếu Hợp bang miền Nam bằng cách khiến họ bị mất một phần lớn lực lượng lao động, đồng thời tăng cường lực lượng cho Liên bang nhờ vào việc tạo ra một dòng nhân lực.

Năm đó, Quốc Hội đã bãi bỏ Luật Xử lý Nô lệ Bỏ trốn (Fugitive Slave Act), cấm chế độ nô lệ ở các lãnh thổ thuộc Mỹ, và cho phép Lincoln tuyển mộ những nô lệ được giải phóng vào hàng ngũ quân đội. Sau thắng lợi quan trọng của Liên minh trong Trận Antietam vào tháng 9, Lincoln đã đưa ra gợi ý về ý định áp dụng Tuyên ngôn Giải phóng cho tất cả các bang vẫn đang nổi loạn (đòi ly khai) vào Ngày Đầu Năm Mới.

Tuyên ngôn Giải phóng đã chuyển đổi Nội Chiến từ cuộc chiến chống lại chủ nghĩa ly khai thành cuộc chiến cho “một sự ra đời mới của tự do,” như Lincoln đã nói trong Diễn văn Gettysburg năm 1863. Sự thay đổi ý thức hệ này đã làm cản trở sự can thiệp của Pháp hay Anh để hỗ trợ chính quyền Hợp bang miền Nam và cho phép Liên bang tuyển 200.000 binh lính và thủy thủ người Mỹ gốc Phi, những người đã tình nguyện tham gia chiến đấu kể từ ngày 01/01/1863 cho đến khi kết thúc chiến tranh. Năm 1865, Tu chính án thứ 13 đã sửa đổi Hiến pháp và chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20185:00 SA
20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20184:15 SA
Ngày 19-1 44 năm trước đã diễn ra tấn kịch bi hùng trên biển của những người anh em máu mủ phía Nam ngoan cường chống lại quân Tàu Cộng
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:02 SA
Lời giới thiệu: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu v
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20187:00 SA
Công chúa Huyền Trân là con gái yêu của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Huyền Trân chào đời trong khung cảnh đất nước mới tn
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:30 SA
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang Bian, một trong những điểm gây ấn tượng nhất chính là địa hình của vùng đất ngày nay mang tên Đà Lạt. Bác sĩ Etienne Tardif
Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nơi yên nghỉ của Mao Trạch Đông và Tần Thuỷ Hoàng đế với đội quân đất nung, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20189:00 CH
Bức ảnh “cha làm thịt con” trong kho lưu trữ hồ sơ công an địa phương huyện Lễ Lăng, tỉnh Hồ Nam, được lưu truyền trên mạng Internet là một bằng chứng rõ nét cho thảm kịch
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20184:00 CH
Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20186:00 SA
Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vớ
Thứ Tư, 17 Tháng Giêng 20181:00 SA
Khoảng 200 triệu dân Ấn Độ là người Dalit, tầng lớp bị coi là “không đáng đụng tới”. Sau nhiều năm Ấn Độ tăng trưởng và hiện đại hóa, sự thù ghét của xã hội vẫn là bi kịch với họ.