Con trai vị tướng kiệt xuất thế giới thảm bại khi tiến đánh Đại Việt

Chủ Nhật, 01 Tháng Mười Hai 20193:00 SA(Xem: 5082)
Con trai vị tướng kiệt xuất thế giới thảm bại khi tiến đánh Đại Việt

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, tướng quân Tốc Bất Đài chỉ huy 20 chiến dịch lớn với 65 trận chiến quan trọng (không tính những trận đánh nhỏ), thu phục 32 quốc gia. Ông trở thành vị tướng chinh phục nhiều vùng đất lãnh thổ hơn bất kỳ một vị tướng nào khác trên thế giới. Con trai của ông cũng rất kiệt xuất, nổi bật với những chiến tích như tấn công nước Kim của người Nữ Chân, theo cha mình sang châu Âu tấn công nước Đức và Ba Lan, chinh phục Đế quốc Ả Rập, chiếm Đại Lý. Ấy vậy mà vị tướng tài này vẫn bại trận khi tiến đánh Đại Việt.

ADVERTISEMENT

Trong đội quân của Thành Cát Tư Hãn, một người lính được tăng cấp dựa trên năng lực chứ không phải dựa trên vị trí hay mối quen biết trong xã hội. Nhờ thế mà đội quân này đã sản sinh ra những vị tướng kiệt xuất, trong đó nổi bật nhất là Tốc Bất Đài, được ghi nhận trong lịch sử là đánh đâu thắng đấy.

Từ lính cấp thấp nhất đến danh tướng số một

Tốc Bất Đài sinh năm 1175 ở phía tây sông Onon thuộc bộ tộc Ô Lương Hải, bố ông là một thợ rèn. Năm 14 tuổi ông gia nhập vào đội quân của Thiết Mộc Chân (người sau này là Thành Cát Tư Hãn). Khởi đầu ông chỉ là một lính mới cấp thấp nhất.

Tốc Bất Đài
(Ảnh minh họa từ About-History.com)

Đội quân của Thiết Mộc Chân được xây dựng dựa trên việc tuyển lựa nhân tài. Bằng sự sáng tạo và khả năng điều binh khiển tướng tài tình của mình, Tốc Bất Đài được tuyển lựa nâng cấp dần nhờ vào chiến công vang dội qua mỗi trận đánh.

Tốc Bất Đài rất giỏi việc thu phục các tù binh để họ phục vụ cho mình, tận dụng tài năng của họ. Ông cũng rất giỏi nắm thông tin về đối phương để lên kế hoạch trước khi xung trận. Nếu không rõ đối phương thì ông không tiến đánh. Ví như trong cuộc chiến với Hungary, ông cho quân do thám đến một năm, nắm chắc đối phương rồi mới lên kế hoạch tiến đánh. Khi hiểu rõ đối phương, Tốc Bất Đài chọn điểm yếu nhất để tấn công trước khi ra đòn quyết định.

Sau 10 năm từ một lính mới nhập ngũ, Tốc Bất Đài đã trở thành vị tướng số một, cánh tay phải của Thánh Cát Tư Hãn.

Chinh phục từ châu Á sang châu Âu

Chiến dịch chinh phục đầu tiên của Tốc Bất Đài là săn lùng người Merkit ở hạ lưu sông Orkhon, Mông Cổ ngày nay. Tốc Bất Đài đã đánh bại họ tại sông Chuy năm 1216 và tiếp tục tiến đánh vào lãnh thổ Wild Kipchak (phía tây Thổ Nhĩ Kỳ).

Ngay sau đó, Quốc vương Mohammad II của vương quốc Khwarizm (Iran ngày nay) tấn công Tốc Bất Đài nhưng bị phản đòn và quân thua tan tác.

Đáp trả việc vương quốc Khwarizm giết hại Sứ giả của mình, Tốc Bất Đài nhận lệnh của Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh 10 vạn quân tiến đánh Khwarizm. Dù quân Mông Cổ ít hơn đối phương rất nhiều, nhưng với tài dùng binh cùng với kế hoạch hành quân thần tốc, Tốc Bất Đài đã đánh bại Khwarizm.

Không dừng lại Tốc Bất Đài đưa quân chinh phục hoàn toàn các vùng phía tây Thổ Nhĩ Kỳ rồi mới về nước.

Tốc Bất Đài cũng giữ hai trò quan trọng trong cuộc tấn công Tây Hạ và Kim. Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, Oa Khoát Đài lên thay tiếp tục tin dùng Tốc Bất Đài.

Oa Khoát Đài có ý định đem quân đến châu Âu, Tốc Bất Đài liền cho quân do thám đến châu Âu để nắm tình hình rồi lên kế hoạch tấn công. Dù cháu của Thành Cát Tư Hãn là Bạt Đô thống lĩnh quân tiến đánh châu Âu, nhưng người thiết kế ra kế hoạch và chỉ huy là Tốc Bất Đài.

Những trận đánh đó đã làm cả châu Âu kinh hoàng. Biên niên sử của châu Âu ghi chép rằng: “Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.

Tốc Bất Đài
Theo Biên niên sử của châu Âu: “Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó. (Ảnh từ WorldHistory.us)

Năm 1246 dù đã ở tuổi 71, Tốc Bất Đài vẫn được Hoàng Đế mới cử đi đánh Tống. Có Tốc Bất Đài tham gia, nhà Tống bị diệt vong hoàn toàn.

Ba đời nổi danh

Tốc Bất Đài mất nhưng vẫn để lại hậu duệ kiệt xuất cho Đế chế Mông Cổ. Con trai của ông là Ngột Lương Hợp Thai (Cốt Đãi Ngột Lang) là viên tướng tài năng bậc nhất của thế hệ thứ hai. Cháu nội của Tốc Bất Đài là A Truật cũng được lịch sử ghi chép là viên tướng nổi danh.

Ngột Lương Hợp Thai thành danh với nhiều trận đánh như: tấn công nước Kim của người Nữ Chân, theo cha mình sang châu Âu tấn công nước Đức và Ba Lan, chinh phục Đế quốc Ả Rập, chiếm Đại Lý.

A Truật theo cha tiến đánh Đại Lý. Trong cuộc chiến với quân Tống, A truật chỉ có 1 vạn quân nhưng chiếm được 13 thành và tiêu diệt 4 vạn quân Tống. Năm 1261, A Truật tham gia chiến dịch truy kích quân Tống. Năm 1267, ông làm chủ soái chỉ huy trận đánh Tống tại Tương Dương (Hồ Bắc) và Phàn Thành. Chiến thắng này của Mông Cổ khiến nhà Tống không còn khả năng chống cự nữa, kéo dài chuỗi thất bại dẫn đến diệt vong.

Hậu duệ tiến đánh Đại Việt

Năm 1258, Ngột Lương Hợp Thai cùng con trai của mình là tướng trẻ A Truật tiến đánh Đại Việt. Quân Mông Cổ có 4,5 vạn quân (gồm 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý).

Dù lực lượng quân Mông Cổ bằng một nửa số quân của Đại Việt, nhưng lịch sử cho thấy quân Mông Cổ đều lấy ít thắng nhiều mà chiếm được rất nhiều nước. Vậy mà cuộc tiến đánh Đại Việt lần này khác hẳn tất cả cuộc chiến trước đó của quân Mông Cổ.

Tốc Bất Đài
Bàn đồ cuộc chiến Mông Cổ – Đại Việt lần thứ 1 (Ảnh từ wikipedia.org)

Quân Mông Cổ từng làm cả thế giới run sợ, nên khi đánh nước nào thì đầu tiên sẽ đưa Sứ giả đến để doạt nạt ra uy và khuyên hàng. Thế nhưng khi Sứ giả quân Mông Cổ đến Đại Việt, nhà Vua yêu cầu phải quỳ xuống theo đúng phép tắc, Sứ giả nghênh ngang không nghe lời liền bị trói ngay lại tống vào nhà ngục.

Quân Mông Cổ tiến đánh nước nào đều muốn đánh nhanh vào Kinh đô, vì nơi đây tập trung dân cư, quân đội, lương thảo. Chiếm được Kinh đô là đánh bại quân chủ lực đối phương, lại có thêm lương thảo và chắc chắn đã đánh bại nước này. Thế nhưng khi tiến đánh Đại Việt, quân chủ lực của Đại Việt đều rút lui hết, chỉ có các cánh quân nhỏ tiến đánh để tiêu hao sinh lực quân Mông Cổ rồi rút lui để bảo toàn lực lượng. Quân Mông Cổ chiếm được kinh thành Thăng Long, nhưng dân chúng và quân đội rút hết, trong thành hoàn toàn trống không, khiến quân Mông Cổ hoảng loạn đi tìm lương thực, nhưng lại liên tục bị các cánh quân nhỏ tiến công.

Khi quân Mông Cổ cạn kiệt lương thực, sĩ khí mệt mỏi không còn muốn đánh tiếp, thì lúc này quân chủ lực Đại Việt mới tấn công khiến quân Mông Cổ thảm bại.

Ngột Lương Hợp Thai dù đã tiếp thu được hết các kinh nghiệm chiến trận từ cha mình để lại nhưng cũng phải chịu thảm bại.

Người chỉ huy và ra kế sách chống quân Mông Cổ chính là vị Tiết chế trẻ tuổi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, chiến thuật tài tình không giống bất kỳ nơi nào khác khiến quân Mông Cổ dù chinh phạt từ Á sang Âu cũng không ngờ tới, khiến vị tướng nổi danh, hậu duệ viên tướng bậc nhất thế giới phải nhận thất bại đem quân rút về Đại Lý. (Về việc tại sao Hưng Đạo Vương có công lớn nhất trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần 1 này, không như chính sử đề cập, mời xem bài: Lá số thánh nhân bất bại – P2: Trả lại năm sinh cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)

Trần Quốc Tuấn
Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. (Ảnh từ Ditichlichsuvanhoa.com)

Nền tảng cho chiến thắng này không chỉ là tài năng của Hưng Đạo Vương, mà còn là sự ổn định của xã hội thời đó. Bản thân mấy đời Vua Trần bấy giờ lại là những người ngưỡng một Phật Pháp, dùng Phật Pháp giáo hóa muôn dân, giúp xã hội ổn định. Đạo đức thăng hoa là nền tảng sản sinh ra nhiều bậc anh hùng, những trang tuấn kiệt, tiêu biểu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đạo đức thăng hoa cũng khiến cho dân tộc đồng lòng mà đối kháng trước cơn sóng dữ.

Sức mạnh to lớn sinh ra từ sự trọng Đạo ấy có thể đánh bại bất kỳ một đội quân nào, kể cả đội quân uy danh gây kinh hoàng khắp thế giới lúc bấy giờ là quân Mông Cổ.

Trần Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn