Ngày Này Năm Xưa: 31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama

Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20175:22 SA(Xem: 7120)
Ngày Này Năm Xưa: 31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama

31

Nguồn: Panama Canal turned over to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama. Đám đông những người Panama đã tổ chức kỷ niệm việc chuyển giao con kênh 50 dặm này. Con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và chính thức mở cửa khi tàu SS Arcon đi qua vào ngày 15/08/1914. Kể từ đó, có hơn 922.000 con tàu đã sử dụng kênh này.

Mong muốn tìm kiếm một lối tắt từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương đã bắt nguồn từ thời các nhà thám hiểm ở Trung Mỹ vào đầu những năm 1500. Năm 1523, Hoàng đế La mã Charles V đã cho tiến hành một cuộc khảo sát về Vành đai Panama và một số kế hoạch xây dựng một con kênh đã được thảo luận, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện.

Mối quan tâm của người Mỹ đối với việc xây dựng con kênh đã bắt đầu cùng với sự bành trướng của Mỹ sang phía Tây và cơn sốt vàng California năm 1848. (Ngày nay, một con tàu hướng từ New York đến San Francisco có thể đi ngắn hơn khoảng 7.800 dặm bằng cách đi qua kênh đào Panama chứ không phải đi vòng qua Nam Mỹ.)

Năm 1880, một công ty của Pháp điều hành bởi người xây dựng kênh đào Suez đã bắt đầu đào một con kênh qua eo biển Panama (khi đó còn là một phần của Colombia). Hơn 22.000 công nhân đã chết vì các bệnh nhiệt đới như sốt vàng (yellow fever) trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng. Công ty cuối cùng đã phá sản và phải bán quyền thực hiện dự án cho người Mỹ vào năm 1902 với giá 40 triệu USD.

Tổng thống Theodore Roosevelt đã ủng hộ con kênh này, coi nó là quan trọng đối với lợi ích kinh tế và quân sự của Mỹ. Năm 1903, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia trong một cuộc cách mạng do Mỹ hậu thuẫn, sau đó Mỹ và Panama ký hiệp ước Hay-Bunau-Varilla, trong đó Mỹ đồng ý trả 10 triệu USD cho Panama theo một hợp đồng thuê con kênh vĩnh viễn, cộng với tiền thuê mỗi năm là 250.000 USD.

Hơn 56.000 người làm việc tại con kênh trong giai đoạn 1904 – 1913 và hơn 5.600 người đã bị mất mạng. Khi hoàn thành, con kênh có chi phí xây dựng 375 triệu USD được coi là một công trình tuyệt vời và đại diện cho sự nổi lên của nước Mỹ thành một cường quốc trên thế giới.

Năm 1977, sau gần 20 năm phản đối của người Panama, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Tổng thống Panama Omar Torrijos đã ký hai hiệp định mới thay thế bản hiệp ước 1903 ban đầu và kêu gọi chuyển giao quyền kiểm soát kênh vào năm 1999. Hiệp định, được Mỹ phê chuẩn với tỷ lệ bỏ phiếu sít sao tại Thượng viện, đã cho Mỹ quyền tiếp tục bảo vệ con kênh chống lại mọi mối đe dọa đến tính trung lập của nó. Tháng 10/2006, các cử tri Panama đã chấp thuận kế hoạch 5,25 tỷ USD nhằm tăng gấp đôi quy mô con kênh vào năm 2015 để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các con tàu hiện đại.

Các tàu trả phí để sử dụng kênh, dựa trên kích cỡ và khối lượng hàng của từng tàu. Tháng 05/2006, tàu Maersk Dellys đã phải trả một khoản phí kỷ lục là 249.165 USD. Khoản phí thấp nhất – 36 cent- đã được trả bởi Richard Halliburton, người bơi thuyền qua kênh vào năm 1928.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20185:00 SA
Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:00 SA
Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20182:00 SA
Đi tàu thì khi ra khỏi nhà ga, bạn có thể xoay người, đặt túi xuống rồi ngắm nhìn một trong những tòa nhà vui vẻ nhất thế giới.
Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20188:00 CH
Cung điện do người Khiết Đan xây dựng dưới thời Liêu có tổng diện tích hơn 200 m2, là nơi tránh nóng mùa hè cho hoàng tộc và cận thần
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, để tiêu hao bớt sinh lực của quân đội Nhật Hoàng, Quân đội Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí, hàng hóa và chuyên gia cho quân đội Tưởng Giới Thạc
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhà kinh tế chính trị học Benjamin Friedman đã từng so sánh xã hội phương Tây hiện đại như một chiếc xe đạp vững chãi mà bánh xe quay được là nhờ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20188:00 CH
Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20183:30 CH
Th/úy Nguyễn đông Mai là một sĩ quan hiện dịch, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trước khi xảy ra trận chiến anh đã có nghị định và sắp đến ngày đeo lon Trung Úy;
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:15 SA
Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20187:14 SA
Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa,