Tranh cãi về nguồn nước sông Nile

Thứ Năm, 26 Tháng Chín 20197:00 CH(Xem: 5547)
Tranh cãi về nguồn nước sông Nile

Tranh cãi về sử dụng nguồn nước sông Nile, dòng sông dài nhất châu Phi với 6.650km và lưu vực trải khắp 10 quốc gia, đang nóng lên. Các nhà lãnh đạo đòi hủy bỏ một hiệp ước đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua.

9Mmy7GUu.jpg
Chính phủ Ai Cập đã yêu cầu nông dân phải thu hẹp bớt diện tích canh tác để tiết kiệm nước. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp ở Ai Cập giảm hơn 360.000ha so với năm 2009 - Ảnh: EPA

Ai Cập đã có phản ứng mạnh và lên tiếng bảo vệ “quyền lịch sử” của mình đối với dòng sông này. “Đây là vấn đề sống còn với cả quốc gia Ai Cập. Dòng sông này đáp ứng 95% nhu cầu sử dụng nước của cả Ai Cập” - Los Angeles Times ngày 12-9 dẫn lời Bộ trưởng tư pháp Ai Cập Moufid Shehab khẳng định.

Theo một thỏa thuận năm 1959, Ai Cập, nước ở hạ lưu, có quyền phủ quyết đối với các dự án lớn ở thượng nguồn cũng như sở hữu 55,5 tỉ m3 nước mỗi năm, tương đương 2/3 lưu lượng nước của sông Nile. Tuy nhiên, các nước khác lại cho rằng các hiệp ước ký thời thực dân đó là bất bình đẳng và phải được xem xét lại.

Hồi tháng 5, năm trong số 10 nước ở lưu vực sông Nile là Ethiopia, Uganda, Tanzania, Rwanda và Kenya, đã ký một thỏa thuận không có Ai Cập, trong đó khẳng định họ sẽ dùng nước sông Nile nhiều hơn cho các mục đích nông nghiệp và thủy điện.

Trong khi đó, các nước thượng nguồn muốn đòi có nhiều quyền lợi hơn. “Những gì tiếp theo không phải là Ai Cập có thể ngăn cản điều chắc chắn phải xảy ra” - Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi đáp trả trên truyền hình. Nước này đã xây nhà máy thủy điện Tana-Beles trị giá 520 triệu USD ở hồ Tana trên sông Nile mà không cần sự đồng ý của Ai Cập.

Ông Meles nói nước ông, nơi tình trạng thiếu điện rất trầm trọng và một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, sẽ “xây bất cứ công trình nào tùy thích” trên các phụ lưu của sông Nile.

Những thay đổi về chính trị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thỏa thuận chia sẻ dòng sông. Các tổng thống ở Rwanda và Burundi đều cam kết giành lại quyền sử dụng nước trên sông Nile.

Ông Attia Essawy, chuyên gia về châu Phi thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram, chỉ ra ba vấn đề khiến cuộc tranh cãi về nguồn nước sông Nile càng trở nên gay gắt thời gian qua.

Thứ nhất, nhu cầu về điện và lương thực tăng cao do dân số tăng.

Thứ hai, cảm giác bị đối xử bất bình đẳng của các nước ở thượng nguồn bởi hiệp ước thời thực dân, dù theo nguyên tắc quan hệ quốc tế, những hiệp ước như thế vẫn có hiệu lực chừng nào tất cả các bên chưa nhất trí được việc ký lại một hiệp ước mới.

Thứ ba, liên quan đến Israel, nước vẫn mua nước sông Nile từ Ai Cập, trong khi các nước châu Phi khác không được hưởng lợi gì.

HẢI MINH
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.