CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

Chủ Nhật, 18 Tháng Tám 20197:30 SA(Xem: 6297)
CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

CHUYỆN KHÔNG CHÉP TRONG SỬ ĐỜI TRẦN

bmd1eWVuX21vbmc%253D
Hoàng Minh

Sau thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần 3 năm 1288, Hốt Tất Liệt rất tức giận. Y ra lệnh chuẩn bị cuộc xâm lược lần thứ 4 để báo thù. Được tin, thượng hoàng Trần Nhân Tông rất đỗi lo lắng, liền đến hỏi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - lúc này đang già yếu nằm liệt một chỗ: 

- Thế giặc năm nay thế nào?

- Dạ tâu bệ hạ, vẫn như mấy lần trước thôi, tiếc là thần tuổi cao sức yếu không giúp được gì cho nước.

Nhân Tông bèn hỏi tiếp:

- Ai là người có thể thay ngươi ra chống giặc?

Quốc Tuấn ngẫm nghĩ hồi lâu rồi trả lời:

- Đánh giặc không dùng mưu ắt không thể thắng. Trần Khánh Dư là kẻ đa mưu. Năm xưa triều đình giao cho y cai quản cả vùng Vân Đồn, y nghĩ ra kế bắt dân vùng đó chỉ được mặc loại vải mà nhà y độc quyền sản xuất. Bệ hạ thử hỏi kế y xem sao.

Nhân Tông liền cho vời Khánh Dư vào hỏi kế. Khánh Dư thưa rằng:

- Năm nay giặc chắc không dám theo đường thuỷ sang nước ta như lần trước, phần vì vẫn chưa quên trận thần đánh đắm đoàn thuyền lương của chúng, phần vì giá vé tàu qua vịnh Hạ Long mới tăng. Ắt chúng phải sang ta qua ải Chi lăng theo quốc lộ 1 mà về Thăng Long. Bệ hạ không cần phục binh làm gì cho nhọc sức quân sĩ, cứ theo kế của thần, mỗi dặm lại đặt một trạm thu phí BOT, như thế chúng có tới được Thăng Long chắc cũng sức cùng lực kiệt, tiền ăn không có lấy đâu sức mà đánh với đấm. 

Nhân Tông khen hay, truyền cho quần thần cứ thế thi hành. Quân Nguyên nghe tin định đổi tiền lẻ để phá mưu ấy, ngặt nỗi trong nước hết sạch tiền lẻ vì dân chúng thu gom gửi vào Cai Lậy. Bèn tức tưởi rút quân về nước.

Cảm khái trước chiến công không đánh mà thắng, thượng tướng thái sư Trần Quang Khải bèn có bài thơ lưu truyền sử sách:

Chi Lăng móc ví giặc
Cai Lậy hãm xe xù
Cầu đường thu nỗ lực
Ăn chơi đến ngàn thu


Trần Thái Tông cũng cảm hứng:

Người xế già tóc bạc
Kể mãi chuyện năm trăm


Sự kiện trên không oai hùng như 3 lần trước nên Nhân Tông truyền sử quan là Dương Trung Hoa không được chép lại, khiến đời sau quên lãng, may nhờ sử gia Lí Học dày công tìm hiểu nên hậu thế mới biết đến chiến công này.
 


Hình chỉ có tính trang trí.
Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 18 Tháng Tám 20193:35 CH
Khách
Chuyện hay rơi nước mắt !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi