Phận đàn ông ở 'Vương quốc nữ nhi' bên hồ Lư Cô, Trung Quốc

Thứ Ba, 20 Tháng Tám 201911:00 SA(Xem: 3613)
Phận đàn ông ở 'Vương quốc nữ nhi' bên hồ Lư Cô, Trung Quốc
bbc.com

Phận đàn ông ở 'Vương quốc nữ nhi' bên hồ Lư Cô, Trung Quốc

Christopher Cherry BBC Travel

Other Bản quyền hình ảnh Other

Dưới chân dãy núi Himalaya là Hồ Lư Cô (hồ Lugu) thơ mộng đẹp như tranh vẽ, nơi sinh sống của tộc người Mosuo và là cổng nối vào một vùng đất bí ẩn, nơi thường được gọi là 'Vương quốc Đàn bà'.

Người Mosuo hiện có khoảng 40 ngàn người, và trong hàng thế kỷ họ đã sống bên bờ Hồ Lugu nằm giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, nơi có những rặng núi bao quanh.


Other Bản quyền hình ảnh Other

Họ sống thành từng cụm làng đẹp đẽ, trong có những căn nhà gỗ.

Ở độ cao 2.700m trên mực nước biển, với thành phố gần nhất cũng cách sáu giờ lái xe hơi, sự hẻo lánh xa xôi của khu vực khiến người dân địa phương bảo tồn được những tập tục không đâu có trên thế giới.


Other Bản quyền hình ảnh Other

Một trong những truyền thống văn hoá độc đáo nhất là tẩu hôn (zouhun). Sau khi đến tuổi trưởng thành, trong suốt cuộc đời mình, người phụ nữ Mosuo được quyền chọn bạn tình, nhiều ít tuỳ ý.


Trong những cuộc "hôn nhân" này, người đàn ông đến nhà người phụ nữ khi được mời, và sẽ ở lại qua đêm trong một "phòng hoa" được chỉ định sẵn, và đến ban ngày thì lại quay về nhà mình.

Họ không sống cùng nhau, và những đứa trẻ sinh ra thì hoàn toàn thuộc về gia đình người phụ nữ, trong đó các anh em trai, các chú bác sẽ đảm nhận vai trò người cha.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Tuy nhiên, đàn ông vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội Mosuo.

Theo truyền thống, họ thường vắng mặt khỏi làng, đi rong ruổi trên các xe hàng để bán sản phẩm địa phương. Họ cũng chịu trách nhiệm xây nhà và đánh bắt cá, giết mổ gia súc.

Cho đến ngày nay, điều quan trọng nhất là tuy không chịu trách nhiệm với con đẻ của mình nhưng họ gánh vác trách nhiệm tài chính đối với các cháu trai, cháu gái sống cùng nhà.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Thường được nhắc tới như là một trong những xã hội mẫu quyền cuối cùng còn sót lại trên thế giới, sẽ chính xác hơn nếu ta nói Mosuo là theo truyền thống mẫu hệ. Đàn ông vẫn nắm quyền lực chính trị trong xã hội, nhưng phụ nữ lại là người chủ trong gia đình, và là người ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực gia đình.

Của cải, tài sản được để lại cho con sau khi mẹ chết, khiến phụ nữ Mosuo có rất nhiều quyền hành và sự tự do.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Yang Zhaxi là nhạc công trẻ lớn lên trong một gia đình Mosuo rất thuần. Anh được mẹ, các dì, và các cậu nuôi lớn. Người cha ruột thì hiện diện thường xuyên trong suốt tuổi thơ của anh, nhưng anh nhớ là ông thường đưa anh đi cùng khi đi hái nấm hay nhặt củi.

Cha anh vẫn sống trong cùng ngôi làng, và họ vẫn gắn bó tình cảm khăng khít với nhau.

Other Bản quyền hình ảnh Other

"Thực sự là phụ thuộc vào tính cách của người đàn ông. Nếu đó là người tốt tính thì ngay cả khi cuộc hôn nhân không như ý, họ vẫn chăm sóc con cái, mua quà cho chúng và lo cho chúng ăn học. Rốt cuộc thì bọn trẻ vẫn là con của ông ấy cho dù ông ấy không phải chịu trách nhiệm gì," Zhaxi nói.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Điều độc đáo của các cuộc hôn nhân Mosuo so với các xã hội truyền thống khác là các mối quan hệ đó được phép diễn ra một cách tự nhiên, bởi người phụ nữ không lệ thuộc vào người đàn ông về mặt thu nhập.

Người dì của Zhaxi, Yang Congmu, là 'Dabu', tức là người chủ trong gia đình, được trao cho những chiếc chìa khoá của ngôi nhà kho, một hành động mang tính biểu tượng nhằm xác nhận bà là người chủ hộ. 'Người chồng' đầu tiên của bà là một thợ mộc, họ gặp nhau khi ông tới dựng nhà cho bà.

Yang Congmu đeo cho người tình một chiếc thắt lưng ngay sau khi gặp gỡ để tỏ tình ý, theo đúng truyền thống thời đó. Ngày nay, các cặp đôi thời hiện đại thường sẽ tặng quà nhau với iPhone hoặc hoa.

Other Bản quyền hình ảnh Other

"Sau một thời gian thì tình yêu phôi pha. Chồng tôi không có việc gì làm với bọn trẻ con cả, thế là ông ấy thôi không qua lại nữa. Trong văn hoá Mosuo, các mối quan hệ tồn tại là dựa trên tình cảm đôi bên. Khi đã nhạt tình thì chúng tôi chia tay," Yang Congmu nói.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Người Mosuo không được chính phủ Trung Quốc công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số chính thức, bởi họ có tương đối ít dân. Chẳng hạn như trên thẻ căn cước của Zhaxi thì anh được ghi là người Mông Cổ.

Người Mosuo theo thuyết duy linh và tin vào Thần Mẹ. Hệ thống tôn giáo cổ này được hoà trộn với Phật giáo Tây Tạng mới được du nhập vào gần đây, với việc nhiều gia đình cho con trai đi làm sư.

Người Mosuo cũng có một số đức tin khác thường, chẳng hạn như tôn sùng chó.

Có một truyền thuyết kể rằng ngày xưa, chó sống được tới 60 năm trong lúc con người chỉ thọ đến 13 tuổi. Người và chó đồng ý đổi tuổi thọ cho nhau, và người hứa sẽ kính trọng chó vì điều này.

Other Bản quyền hình ảnh Other

"Ông tôi nói với tôi rằng hồi xưa, một đạo quân của Thành Cát Tư Hãn đi qua nơi này trên đường đi chinh chiến, và họ đã phải lòng vẻ đẹp của hồ nước nơi đây. Họ quyết định ở lại, và thế là có tộc người Mosuo," Zhaxi nói.

Other Bản quyền hình ảnh Other

Với việc có một con đường mới vừa được làm và một sân bay gần đó mới khai trương hồi 2015, ngày càng có nhiều du khách tới Hồ Lugu, mang theo những niềm tin tôn giáo mới và những thói quen mới. Văn hoá Mosuo hiện đang nằm ở điểm nối bấp bênh, chao đảo giữa hiện đại và truyền thống.

"Người dân làng sống bên hồ đã xây cất khách sạn cho du khách. Một số gia đình có nhà ở vị trí đắc địa nay trở nên rất giàu có. Việc đi lại và các vấn đề khác đã trở nên thuận tiện hơn, và người Mosuo đang khám phá thế giới bên ngoài, đang trải nghiệm những ý tưởng mới," Zhaxi nói.

Quan niệm của người Mosuo về tình yêu và hôn nhân đang dần thay đổi song song với việc họ tiếp xúc ngày càng nhiều với thế giới bên ngoài. Lớp trẻ Mosuo thường bị hấp dẫn bởi những câu chuyện lý tưởng hoá trong phim ảnh lãng mạn Trung Quốc, và ngày càng có nhiều người chọn kết hôn theo cách thức truyền thống của người Trung Quốc, với việc cùng nhau chung sống và nói với nhau những lời thề nguyền hôn nhân trăm năm gắn bó.

Bản thân Zhaxi đã kết hôn với một người không thuộc sắc tộc mình, một người Hán. Anh sống chung với vợ con và tin rằng đó là một cách sống 'đơn giản hơn'. Đồng thời, anh cũng vẫn chịu trách nhiệm chăm sóc các cháu, con của chị gái mình.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.