Những trận đối đầu sinh tử giữa đặc nhiệm Anh và Argentina năm 1982

Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20171:00 SA(Xem: 5867)
Những trận đối đầu sinh tử giữa đặc nhiệm Anh và Argentina năm 1982
nhung-tran-doi-dau-sinh-tu-giua-dac-nhiem-anh-va-argentina-nam-1982

Lực lượng đặc nhiệm Argentina trên quần đảo Falkland. Ảnh: Wikipedia.

Ngày 2/4/1982, quân đội Argentina bất ngờ đổ bộ chiếm quần đảo Falkland tranh chấp với Anh, mở đầu cuộc chiến Falkland. Lực lượng Anh đồn trú tại đây nhanh chóng đầu hàng do bị áp đảo về số lượng, trong khi quân đội Anh gửi tới một hạm đội tàu chiến mạnh với mục tiêu tái chiếm quần đảo, theo WATM.

Gần hai tháng sau, quân Anh đổ bộ lên Falkland với mũi tiên phong gồm Lữ đoàn biệt kích số 40, 42 và 45 tinh nhuệ có quân số tương đương ba tiểu đoàn bộ binh thông thường, cùng với các đơn vị lính dù, công binh và pháo binh yểm trợ. Ngoài ra, London cũng triển khai Trung đoàn đặc nhiệm không quân (SAS) số 22, cùng học viên của Trung tâm đào tạo tác chiến sơn cước và địa cực.

Trong khi đó, quân đội Argentina chỉ có trong tay Đại đội biệt kích số 601 và 602 để đối đầu với lực lượng đặc nhiệm hùng hậu của Anh.

Cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra trên núi Kent vào ngày 29/5, khi một toán tuần tra SAS đụng độ với khoảng 40 lính biệt kích Argentina thuộc Đại đội 602. Sau trận đấu súng ác liệt, phía Anh giành thế chủ động dù bị áp đảo về số lượng, buộc lực lượng Argentina rút lui với hai người bị thương.

Ngày hôm sau, Đại đội số 2 thuộc Trung đoàn 22 SAS phát hiện doanh trại lính đặc nhiệm Argentina khi đang tìm cách chiếm đỉnh núi Bluff Cove. Bị tấn công bất ngờ, lực lượng Argentina phải gọi cứu viện. Họ rút lui sau một giờ đụng độ với hai người thiệt mạng.

nhung-tran-doi-dau-sinh-tu-giua-dac-nhiem-anh-va-argentina-nam-1982-1

Binh sĩ thuộc Trung đoàn 22 SAS đổ bộ lên quần đảo Falkland. Ảnh: Wikipedia.

Đến ngày 31/5, một tiểu đội tuần tra gồm 12 lính đặc nhiệm Argentina quyết định nghỉ tại một trang trại bỏ hoang khi trời tối và nhiệt độ giảm mạnh. Tuy nhiên, họ bị một tổ trinh sát SAS phát hiện. Chỉ huy Anh định dùng không kích và pháo kích để tiêu diệt lực lượng Argentina, nhưng do trời đã tối, họ quyết định điều 19 lính biệt kích thủy quân đổ bộ để bảo đảm chắc thắng.

Quân Anh nổ súng ngay khi lính Argentina chuẩn bị rời khỏi căn nhà. Nhiều loạt đạn rocket chống tăng 66mm được phóng vào trong khu nhà để yểm trợ lực lượng tấn công. Khi bị bắn trả, nhóm đột kích tiếp tục bắn thêm hai quả đạn chống tăng vào căn nhà, làm thiệt mạng thiếu úy Espinosa, người đang yểm trợ cho đồng đội rút lui. Trung sĩ Mateo Sbert cũng bị bắn chết khi cầm chân quân Anh.

Đám cháy do vũ khí chống tăng của Anh gây ra vô tình che giấu lực lượng Argentina đang rút tới con suối cách đó 200 m, giúp họ có thêm thời gian lập đội hình phòng thủ.

Sau đó, trung úy Horacio Losito tìm cách đơn độc xung phong để đẩy lùi quân Anh. Tuy bị trúng nhiều phát đạn, Losito vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi bất tỉnh vì mất nhiều máu. Những lính biệt kích Argentina còn lại đầu hàng sau khi hết đạn và có quá nhiều người bị thương. Phía Anh có hai người bị thương trong trận đánh.

Các trận đụng độ giữa đặc nhiệm Anh và Argentina vẫn tiếp tục nổ ra cho đến cuối cuộc chiến Falkland.

Ngày 5/6, tiểu đội đột kích số 3 thuộc Đại đội 602 Argentina tấn công cứ điểm trên mỏm Wall do 10 lính bộ binh và 42 biệt kích Anh đóng giữ. Sau trận kịch chiến, quân Anh buộc phải rút lui khỏi cứ điểm. Ngày hôm sau, Đại đội 601 Argentina đẩy lùi hai cuộc tuần tra của lính dù Anh, thu được nhiều vũ khí đạn dược mà quân Anh bỏ lại.

nhung-tran-doi-dau-sinh-tu-giua-dac-nhiem-anh-va-argentina-nam-1982-2

Lính biệt kích Argentina (trái) dẫn giải tù binh Anh sau một trận đánh. Ảnh: Wikipedia.

Trận đánh cuối cùng giữa hai bên diễn ra ngày 10/6, khi lực lượng thuộc Trung đội sơn cước số 19 của Trung đoàn 22 SAS bị Đại đội 601 Argentina phục kích. Đại úy Gavin Hamilton, chỉ huy nhóm lính SAS và lính thông tin Charlie Fonseca ở lại yểm trợ để hai đồng đội rút lui. Hamilton sau đó thiệt mạng còn Fonseca bị bắt sống.

Các chuyên gia nhận định lực lượng đặc nhiệm Argentina và Anh đều thể hiện khả năng chiến đấu tuyệt vời, cho thấy sức chiến đấu ngang ngửa trong suốt giai đoạn chiến tranh Falkland.

Lã Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.