Trương Nhân Tuấn - Có hay không “Mật ước Thành Đô”?

Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai 20177:08 SA(Xem: 6974)
Trương Nhân Tuấn - Có hay không “Mật ước Thành Đô”?
Từ hội nghị Thành đô đến nay thời gian đã 27 năm. Những nghi vấn chung quanh cái gọi là “mật ước Thành đô” vẫn còn y nguyên. Nội dung của “mật ước Thành đô”, tôi có viết hôm qua, dẫn từ một bài viết trên BBC năm 2014. Bài báo này dẫn lại các ý kiến trên Tân Hoa xã và Hoàn cầu thời báo của TQ. Nội dung cho rằng lãnh đạo VN có cam kết sáp nhập VN vào TQ để VN trở thành một “tỉnh tự trị”.
td-1-300x187
Những cựu lãnh đạo Việt Nam tham gia Hội nghị Thành Đô 1990. Ảnh: internet
Nhiều người lên tiếng khẳng định (như đinh đóng cột) rằng không hề có cái gọi là “mật ước Thành đô”. Cũng có người đưa nhiều lý do để khẳng định rằng mật ước này nếu có cũng không thể có hiệu lực.
Đối với tôi, một người “nghiên cứu nghiệp dư”, cái gì “có” tôi nói “có”, cái gì “không có” tôi nói “không có”. Cái gọi là “mật ước Thành đô” theo tôi là một “nghi vấn”, vì đến nay vẫn chưa đủ dữ kiện để khẳng định, hay phủ định sự hiện hữu của nó.
Còn về hiệu lực các kết ước, theo sự hiểu biết còn rất thô sơ của tôi, bất kỳ kết ước nào, ký kết công khai hay ký trong vòng bí mật, giữa đại diện hợp pháp của hai quốc gia, thì kết ước này có hiệu lực pháp lý.
Hội nghị Thành đô, phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng. Phía Trung quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Tức là, nếu “mật ước Thành đô” có ký kết, dưới sự ký nhận của một đoàn nhân sự lãnh đạo tối cao của hai quốc gia như vậy, mật ước này có hiệu lực ràng buộc.
Dữ kiện tôi cho là “nặng ký” là sự vắng mặt của cố Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong các cuộc hội đàm. Mà lý ra, thẩm quyền đàm phán trên những vấn đề đối ngoại là thuộc về ông Nguyễn Cơ Thạch.
Ý kiến của ông Nguyễn Cơ Thạch về các kết ước thực hiện trong hội nghị Thành đô là “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”
Thật là tiếc, ông Nguyễn Cơ Thạch đã không viết hồi ký cho hậu thế để đám sinh sau biết “bề trái” của hội nghị Thành Đô đó ra sao.
Nhưng không thể phản bác, đến hôm nay, lời của ông Nguyễn Cơ Thạch đã ứng nghiệm: “VN đã lệ thuộc vào TQ”.
Nhân dân VN như những con ếch trong nồi nước đặt trên lò lửa. Nước trong nồi đã nóng lắm rồi nhưng không có con ếch nào “cảm nhận” được cả. Điều này cũng nên đặt vấn đề với giới “học giả”, sử gia, trí thức VN…
Hiện nay, về chính trị, hai đảng CS VN và TQ là hai “đảng anh em”, có chung lý tưởng. Về kinh tế, có còn chỗ nào ở VN mà không bị tài phiệt TQ chi phối? Thử nhìn tổng quát trong một gia đình tiêu biểu ở VN. Có món đồ nào trong nhà, từ thức ăn cho tới máy móc, mà không xuất phát từ TQ? Về văn hóa, giáo dục… phim ảnh của TQ chiếu thường trực trên các đài truyền hình từ nam ra bắc. Dân VN thuộc sử Tàu hơn lịch sử VN. Báo chí lâu lâu lại đưa đăng tải những chuyện “ngớ ngẩn” trong dân chúng, như chuyện “Hai Bà Trưng đánh giặc nào”. Các sư thầy trong chùa thì tin tưởng rằng Lý Thường Kiệt là “hỗn” khi đánh Tàu… Bây giờ lại có màn bắt buộc học sinh học tiếng TQ. Chương trình giáo dục của TQ cũng được áp dụng ở các trường VN. Cán bộ lãnh đạo VN cũng được TQ đào tạo.
Như vậy không phải là “bắc thuộc” hay sao?
Không phải lời của cố bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã ứng nghiệm hay sao?
VN đã từ lâu vào vòng bắc thuộc
Dầu vậy, đến nay ta vẫn không thể kết luận là “có” cái gọi là “mật ước Thành đô”.
Nhưng, nếu xét nội dung tuyên bố VN-TQ 2017 ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, “VN và TQ có tiền đồ tương quan, có vận mệnh chung”; đồng thời những gì thể đã hiện trên thực tế, ta “cảm nhận” rằng “mật ước” này hiện hữu.
Ông Trọng đã công khai biểu lộ, đất nước VN, dân tộc VN là một “bộ phận” của TQ. Nếu “mật ước Thành đô” có thật, tội của ông Trọng không lớn lao. Vì ông này chỉ “thi hành” những gì các lãnh đạo tiền nhiệm đã ký kết.
Có người biện hộ rằng trong đảng cũng có nhiều người sáng suốt lắm. Không ai để ông Trọng “lộng hành” đâu.
Ta thấy mới đây một bản “nội qui” của đảng CSVN được ban hành. Theo đó đảng viên phải “phục tùng tuyệt đối” đường lối của đảng.
Hèn chi, ta không thấy đảng viên nào lên tiếng về tuyên bố 2017 hết cả. Và để ý, cũng không còn ai, từ học giả cho tới nhà nghiên cứu, không ai lên tiếng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biển đảo nữa. Khi tôi im tiếng thì họ cũng im theo. Bởi vì “sứ mạng” của họ, những “nhà nghiên cứu”, là “nghiên cứu, phản biện để bảo vệ đảng”.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng H
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một hồ sơ mật FBI về lãnh tụ dân quyền Martin Luther King cáo buộc ông có nhiều lần ngoại tình và "những lầm lạc tình dục", và cả liên hệ với Đảng Cộng sản.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:38 SA
Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:33 SA
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:54 CH
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20174:46 SA
Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi