Chuyện 'con trai của Marx' và người đầy tớ gái ở London

Thứ Hai, 11 Tháng Ba 20197:00 SA(Xem: 5464)
Chuyện 'con trai của Marx' và người đầy tớ gái ở London
bbc.com

Karl Marx, Jenny, người hầu gái và con trai bà

Nguyễn Giang BBC World Service

Marx Bản quyền hình ảnh Mondadori Portfolio
Image caption Karl Marx, Friedrich Engels và ba con gái của Marx

Các đoàn thăm mộ Karl Marx ở nghĩa địa Highgate, London có thể không biết rằng còn một người nữa gắn bó với gia đình ông tổ chủ nghĩa cộng sản cũng được chôn cất tại đó.

Đó là bà Helene Demuth, người đầy tớ từ Đức theo Jenny von Westphalen sang Anh để phục vụ cho nhà Marx và đã sinh cho Karl Marx một con trai, theo các sử liệu tại Anh.


Thời kỳ tại London là giai đoạn gia đình Marx sống cơ cực vì bần hàn, bệnh tật.

Trong bảy con của họ có bốn chết hồi nhỏ: hai con trai Charles Edgar, Henry, con gái Franziska, và thêm một em bé tử vong lúc sơ sinh chưa kịp đặt tên.

Cũng không biết vì lý do gì mà trong ba con gái trưởng thành của Marx, Jenny Caroline, Jenny Laura và Jenny Eleanor, thì hai người tự tử.

Karl Marx Bản quyền hình ảnh Carl Court
Image caption Căn nhà số 28 Dean Street, khu Soho, London có tấm biển nhỏ về Karl Marx. Đây cũng là nơi Helene Demuth sinh ra con trai Freddy

Trên nền một gia đình bất hạnh như thế, người ta nói đến cuộc sống khoẻ mạnh, ổn định và đáng kính của Freddy Lewis Demuth, con ngoại hôn của Marx ở Anh.

Gia đình phức tạp

Ta hãy điểm lại cuộc sống di cư vất vả vì hoạt động cách mạng của Karl Marx cùng các vấn đề tình ái của ông.

Sau Cách mạng 1848, Marx bị trục xuất khỏi quê hương ở Đức và bị đuổi khỏi Brussels nên đem vợ con sang Anh.

Ông xin nhập tịch Anh mà không được và suốt đời chỉ là một kiều dân Đức có quyền cư trú.

Về hoàn cảnh cá nhân, Karl Marx (1818-1883) chỉ là nhà báo nghèo gốc Do Thái nhưng cưới vợ là Johanna Jenny von Westphalen, con nhà quý tộc Phổ (Prussia).

Đằng nội Jenny có các quan chức cao cấp, còn họ ngoại (Wishart) là quý tộc Scotland, trực hệ của vua James I Stuart.

Cuộc hôn nhân vì lý tưởng - cha của Jenny tin vào Cách mạng Pháp và chủ nghĩa xã hội sơ khai - nhưng bất bình đẳng về gia thế là vấn đề cho cuộc đời hai người.

Cả hai đều không biết kiếm tiền nhưng cố sống theo phong cách nhà giàu và mọi việc trong nhà đều cần đầy tớ.

Sau khi sang Anh, Jenny đã có lần trở về Đức xin gia đình trợ giúp kinh tế nhưng bị từ chối.

Helene Demuth (1820-1890) là con gái một người thợ làm bánh, từ tuổi nhỏ đã làm hầu gái cho Jenny, và cùng gia đình Marx sang Anh.

Còn gọi là Nimy hoặc Lenchen, Helene chuyển sang làm người hầu cho Friedrich Engels sau khi Marx chết.

Câu bé trở thành người Anh

Marx làm Helene có thai cùng lúc vợ ông Jenny mang thai con gái Jenny Eveline Frances tức Franziska. Bé này chết khi chưa đầy một tuổi năm 1852.

Nhưng bé trai con của Helene sinh ra khoẻ mạnh năm 1851 ở căn nhà 28 Dean Street, Soho.

Để 'chạy tội' cho bạn, Engels đã nhận với Jenny rằng ông là cha của Freddy, theo Mary Gabriel trong cuốn sách 'Love and Capital' về Marx và Jenny.

Không chỉ có chuyện làm người hầu có mang, Marx bắt Helene đuổi bé trai Freddy khỏi nhà ngay sau khi chào đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:13 SA
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:40 CH
"Ngay từ đầu 1962 cơ quan CIA đã có những mối liên lạc và ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Miền Nam, từ cổng trước và cổng sau Dinh Độc Lập tới những xóm làng ở thôn quê…
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20171:32 CH
Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:56 SA
Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20177:51 CH
Nhân 54 năm cuộc đảo chính 01/11/1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, BBC Tiếng Việt nhắc lại một số lời và bình luận kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:11 CH
Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ,
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:21 CH
vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201712:45 CH
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:39 SA
Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bịTrung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.