Ngày Này Năm Xưa: 10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20174:16 SA(Xem: 5683)
Ngày Này Năm Xưa: 10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông.

Tiếp theo những cuộc ném bom này là đợt đổ bộ lên đảo Luzon phía Bắc Philippine của 2.000 quân Nhật, trong khi 2.000 quân khác đổ bộ xuống Vigan ở bờ biển phía tây. Và tại Guam, 700 lính Nhật thuộc Lực lượng Hải quân Đặc biệt (Special Naval Landing Forces) đã tấn công và chiếm đóng căn cứ quân sự do Mỹ kiểm soát ở Guam chỉ sau 25 phút đối đầu quân sự, dẫn đến việc 500 lính Mỹ bị bắt giữ.

Mỹ không đơn độc trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Người Anh cũng đã tuyên chiến với Đế Quốc Nhật Bản vào ngày 08/12. Ngày hôm sau, Nhật chiếm thủ đô Thái Lan và sau đó đổ bộ vào bán đảo Mã Lai, mà không hề bị đẩy lùi trước quân Úc và Ấn Độ vốn đông hơn. Anh đã đáp lại bằng cách triển khai Lực lượng Z (Force Z), đơn vị Hải quân Hoàng gia chuyên hỗ trợ Singapore,  di chuyển đến Kuantan trên bờ biển phía đông bán đảo Malay với nhận định sai lầm rằng người Nhật đã đưa quân chiếm đóng đến đó. Khi các máy bay ném bom Nhật phát hiện tàu chiến Z, chiếc Prince of Wales, và con tàu đi cùng với nó Repulse, chúng đã thả bom ngư lôi vào các tàu chiến của Anh, đánh chìm và giết chết 840 người. Churchill than thở: “Trong suốt cuộc chiến, tôi chưa bao giờ bị sốc mạnh như thế này.”

Và người Nhật vẫn chưa chịu kết thúc: Người Mỹ sẽ còn phải chịu sỉ nhục ở Philippines. Đồng thời, việc mở rộng chiếm đóng Đông Dương và Nam Thái Bình Dương vẫn còn đang tiếp diễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp