Martin Luther King - Một giấc mơ còn xanh

Thứ Hai, 21 Tháng Giêng 20194:30 SA(Xem: 4679)
Martin Luther King - Một giấc mơ còn xanh

Martin Luther King - Một giấc mơ còn xanh - Ảnh 1.

Martin Luther King đọc bài diễn văn lịch sử "Tôi có một ước mơ" tại Washington vào năm 1963 - Ảnh Independent.

Martin Luther King sinh ngày 15-1-1929 trong một gia đình có truyền thống làm mục sư cho nhà thờ Tin lành tại Atlanta. 

Năm 1954, ông trở thành mục sư dòng Baptist của Nhà thờ Tin lành Dexter Avenue ở Montgomery, Alabama. Một năm sau đó, ông lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Thần học. Ông cưới Coretta Scott tại Boston và lần lượt chào đón bốn thành viên trong gia đình.

Mục sư Martin Luther King đi vào lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn "Tôi có một ước mơ" được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963. 

Một giấc mơ mà ở đó "những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà". 

Bài diễn văn lịch sử của Martin Luther King góp phần gây áp lực cho Quốc hội Mỹ thông qua Đạo Luật Dân quyền năm 1964, quy định phân biệt đối xử vì chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính là bất hợp pháp tại nước Mỹ.

Trong quá trình làm mục sư ở Montgomery, Martin Luther King lãnh đạo phong trào tẩy chay xe buýt sau khi một phụ nữ gốc Phi tên Rosa Park bị bắt vì từ chối không nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng trên xe buýt theo quy định của luật Jim Crow, đạo luật cho phép kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Phi. 

Trong suốt gần một năm của phong trào, Martin Luther King bị bắt giam và chỉ được thả khi Pháp viện tối cao Hoa Kỳ cho rằng quy định phân biệt chủng tộc trên tuyến xe buýt trong tiểu bang là vi hiến. 

Sự kiện này cũng là sự kiện đặt nền móng cho những hoạt động chống phân biệt sắc tộc sau này của ông.

Chủ trương chính yếu mà Martin Luther King áp dụng trong các phong trào đấu tranh là bất bạo động, noi theo gương của lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi. Trong khoảng từ năm 1957 đến năm 1968, ông đã đi nhiều hơn, thực hiện hàng ngàn bài diễn thuyết, xuất bản nhiều bài báo và năm cuốn sách.

Sau nhiều tác động đáng kể mà mang lại cho xã hội, năm 1964, Martin Luther King trở thành người trẻ nhất được nhận giải Nobel Hòa Bình, qua đó gián tiếp khẳng định chiến lược phản đối phi bạo lực mà ông theo đuổi là con đường tốt nhất để đi đến hòa bình.

Một trong những đóng góp lớn khác của Martin Luther King là sự xóa bỏ các luật phân biệt chủng tộc Jim Crow. Ông dẫn đầu một chiến dịch tẩy chay các doanh nghiệp địa phương tại Birmingham để gây áp lực buộc họ phải chấm dứt phân biệt chủng tộc. 

Chiến dịch sau đó chuyển thành biểu tình ngồi và tuần hành kéo dài, có những nơi được ghi nhận xảy ra bạo lực. Tuy nhiên, thành công đã mỉm cười với Martin Luther King khi trước sức ép quá lớn, các doanh nghiệp và nhà hàng công cộng đã mở cửa để phục vụ khách hàng người Mỹ gốc Phi.

Thiên tài thường bạc mệnh, tối ngày 4-4-1968, Martin Luther King bị ám sát bằng súng khi đứng trên ban công tầng hai Khách sạn Lorraine tại Memphis, Tennessee. Trong thời gian này, ông đang lãnh đạo một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da màu tại Memphis. 

Martin Luther King đã không thể qua khỏi và từ trần khi chỉ mới 39 tuổi.

Sự ra đi của Martin Luther King dẫn đến hàng loạt cuộc bạo động trên khắp nước Mỹ. Ngày 7-4-1968, Tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson tuyên bố để quốc tang cho ông. Lễ tang của Martin Luther King ở Atlanta đã thu hút hàng trăm ngàn người đến dự.

Tuy cuộc đời kéo dài vỏn vẹn 39 năm, mục sư Martin Luther King đã kịp để lại cho hậu thế nhiều giá trị đáng trân quý về dân quyền. 

Dù cho sau này, nước Mỹ vẫn còn đó những bất công, nhưng nước Mỹ từ ngày có Martin Luther King đã không còn là nước Mỹ của trước đó, mà là một nước Mỹ hướng đến dân quyền, tự do, bình đẳng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp