Nhật Bản : Diễn văn cuối cùng của hoàng đế Akihito

Chủ Nhật, 23 Tháng Mười Hai 20187:29 CH(Xem: 4792)
  • Tác giả :
Nhật Bản : Diễn văn cuối cùng của hoàng đế Akihito

2018-12-23t015739z_1532954150_rc12b23ff760_rtrmadp_3_japan-emperor-birthday-696x393

Ông và hoàng hậu Michiko được kính trọng vì lòng nhân từ. Lần đầu tiên trong lịch sử xứ phù tang, hoàng đế và hoàng hậu thường xuyên xuất cung, đến thăm hỏi, an ủi các nhạn nhân mỗi lần Nhật Bản bị thiên tai.

Riêng Akihito, ông đi vào lịch sử Nhật Bản như một vị hoàng đế yêu chuộng hòa bình. Thông tín viên đài RFI Frédéric Charles từ Tokyo tường thuận về bài diễn văn cuối cùng Akihito gửi đến quốc dân.

“Ông là một vị hoàng đế yêu chuộng hòa bình, là người bảo đảm cho bản Hiến Pháp chủ hòa mà thủ tướng Shinzo Abe đang muốn sửa đổi. Hoàng đế Akihito phát biểu với quốc dân lần cuối. Ông đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc đại chiến ở châu Á mà Nhật Bản đã gây ra nhân danh cố hoàng đế Hiroshito, thân phụ của Akihito.

Phát biểu hôm nay, Nhật hoàng kêu gọi người dân “đừng quên rằng rất nhiều mạng sống bị cướp đi trong chiến tranh. Hòa bình và thịnh vượng mà Nhật Bản có được ngày nay là nhờ không biết bao nhiêu hy sinh to lớn của người dân Nhật. Truyền đạt lại một cách chính xác về lịch sử cho các thế hệ sinh ra sau chiến tranh là điều hết sức quan trọng”.

Trong suốt thời gian trị vì, hoàng đế Akihito đã thăm quan những địa danh, nơi từng nổ ra những trận đánh trong Thế Chiến Thứ Hai và ông không ngừng nỗ lực hòa giải với tất cả những nước láng giềng châu Á.

Thông điệp của hoàng đế Nhật trái ngược hoàn toàn với lập trường của thủ tướng Shinzo Abe. Chính quyền Tokyo muốn thay đổi bản hiến pháp chủ hòa, sáng trang quá khứ lịch sử. Những thế hệ mới sau này hầu như không biết gì về cái thời kỳ ấy”.

Theo RFI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp