1914-1918 : Cuộc chiến thảm khốc kéo dài 52 tháng

Thứ Hai, 12 Tháng Mười Một 20184:23 SA(Xem: 5296)
1914-1918 : Cuộc chiến thảm khốc kéo dài 52 tháng
mediaNgười dân Paris tràn xuống đại lộ Grands Boulevards ở Paris, ăn mừng ký kết Đình chiến ngày 11/11/1918 giữa quân đội đồng minh và Đức.STR / AFP

Thế Chiến Thứ Nhất lôi kéo 70 quốc gia trên thế giới vào vòng xoáy của chiến tranh. Trong số ấy, không ít vẫn còn là những thuộc địa của Anh, Pháp, Nga hay Đức vào đầu thế kỷ XX.

Mùa hè năm 1918 khi chiến tranh khai mào, chỉ có khoảng một chục quốc gia độc lập dấn thân. Khoảng 800 triệu người chịu ảnh hưởng của cuộc chiến mà trận địa khoanh gọn ở châu Âu.

70 triệu người lính trên khắp năm châu bị huy động trong cuộc chiến 1914-1918. Hơn 8 triệu thanh niên Pháp bị điều ra chiến trường ; Phía Đức là 13 triệu, đế chế Áo - Hung là 9 triệu, tương tự như vương quốc Anh và các vùng thuộc địa của Anh ; 18 triệu người lính Nga, 6 triệu tại Ý và 4 triệu ở Mỹ bị động viên.

Cho đến Đình Chiến, ngày 11/11/1918, đã có tới 10 triệu quân nhân phơi xác trên các mặt trận ở sườn đông và sườn tây châu Âu ; 20 triệu thương binh còn may mắn trở về.

1,4 triệu lính Pháp chết trận, Đức là 2 triệu. Nhưng thảm khốc nhất là đối với lực lượng của Serbia : tham chiến với số quân nhân khiêm tốn nhất, nhưng quân đội Serbia lại trả giá đắt nhất khi có tới 3/4 quân nhân chết và bị thương.

52 tháng chinh chiến cũng được đánh dấu bằng những trận đánh tàn khốc như trận Verdun và trong vùng Somme ở miền đông bắc nước Pháp năm 1916, làm 1.970.000 nạn nhân (tử vong, bị thương hoặc mất tích).

Trong cuộc Đại Chiến ấy, theo thẩm định của giới sử gia quốc tế, có khoảng từ 5 đến 10 triệu thường dân bị chết vì bom đạn, vì cảnh đói nghèo hay phải di dời chỗ ở.

Tàn cuộc chiến, còn lại 60 triệu tù bình, 10 triệu người tị nạn, 3 triệu góa phụ và 6 triệu đứa trẻ mồ côi. Phí tổn chiến tranh tương đương với từ 3 đến 4 lần so với tổng sản phẩm nội địa của các nước châu Âu. Nhiều quốc gia trên Lục Địa Già khánh tận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20183:30 SA
31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.
Thứ Sáu, 02 Tháng Hai 20181:00 SA
Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di,
Thứ Tư, 31 Tháng Giêng 20186:00 SA
Nhiều sách lịch sử đều ghi chép rằng Tưởng Giới Thạch và phe Quốc dân đảng của ông đã thất bại trước đảng Cộng sản, nhưng thực tế
Thứ Tư, 31 Tháng Giêng 20183:00 SA
Những ngày cuối 2017, đầu 2018, Iran vừa qua một biến động lớn. Nhiều người so sánh với mùa hè năm 2009
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20187:00 CH
Dù đã kết thúc từ 100 năm trước, cuộc chiến được mệnh danh là "cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến" này thực chất lại không kết thúc được bất cứ điều gì mà còn để lại rất nhiều dấu hỏi lớn cho nhân loại.
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20182:00 CH
Không ít ông hoàng nổi tiếng lịch sử bị ám sát khi đang tại vị. Trong số này, nhiều người bị ám sát trong độ
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20183:00 CH
Đây đều là những quan niệm sai lầm của người Trung Cổ mà chỉ nghe thôi bạn cũng cười ra nước mắt...
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 201811:58 SA
Được xếp hạng 124 trên 133 thành phố trong Chỉ số Giá cả Sinh hoạt (Cost of Living Index) của cơ quan chuyên phân tích kinh tế (Economist Inteliggence Unit), D
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20188:00 SA
Chỉ có một mình, bà Nam Phương đã phải tính toán kỹ lưỡng vì mục tiêu duy nhất là sự an nguy của các con và cuối cùng bà đã chọn sang Pháp sống.
Thứ Hai, 29 Tháng Giêng 20186:00 SA
Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới 2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa