Ngày Này Năm Xưa: 29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:43 SA(Xem: 5973)
Ngày Này Năm Xưa: 29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

29

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình.

Lời hứa đã gia tăng danh tiếng của Eisenhower và ông thắng lợi một cách dễ dàng trước ứng viên Dân chủ Adlai E. Stevenson. Ngay sau cuộc bầu cử, Eisenhower đã hoàn thành lời hứa trong chiến dịch của mình, mặc dù ông không nói cụ thể về chính xác những gì ông hy vọng đạt được. Sau một thời gian ngắn, ông quay trở về Mỹ nhưng vẫn im lặng về kế hoạch liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên.

Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Eisenhower đã thông qua một chính sách cứng rắn đối với cộng sản tại Triều Tiên. Ông gợi ý rằng sẽ cho phép các lực lượng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan chống lại Trung Quốc cộng sản, và đã gửi đi một thông điệp ít úp mở rằng ông sẽ sử dụng bất kỳ lực lượng nào cần thiết (bao gồm cả vũ khí hạt nhân) để chấm dứt chiến tranh, trừ phi đàm phán hòa bình có tiến triển.

Người Trung Quốc, kiệt sức sau hơn hai năm chiến tranh, cuối cùng đồng ý với các điều khoản và một lệnh ngừng bắn đã được ký vào ngày 27/07/1953. Mỹ đã phải chịu hơn 50.000 thương vong trong “cuộc chiến bị quên lãng” này, và đã chi gần 70 tỷ USD. Cuộc chiến gây mệt mỏi nhất trong lịch sử Mỹ cho tới lúc đó đã chấm dứt. Đây cũng là trải nghiệm đầu tiên của Mỹ với một cuộc “chiến tranh hạn chế” mà trong đó các quốc gia không tìm kiếm (và không đạt được) chiến thắng tuyệt đối đối trước kẻ thù, báo trước điềm chẳng lành cho tương lai. Trong khi ấy, xung đột ở Việt Nam đã cận kề.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 201810:06 CH
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cái đêm kinh hoàng năm 1968. Khi cả nước đang chuẩn bị đón Tết thì tiếng súng lại nổ ra khắp nơi ở Miền Nam – bắt đầu cho cái gọi là Chiến Dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20188:00 CH
Trong Chiến tranh Mùa đông, quân đội Liên Xô đã đại bại trước Phần Lan dù có lực lượng đông hơn nhiều lần. Tuy vậy thất bại này lại giúp Liên Xô cải tổ quân đội trước khi họ phải đối đầu với phát xít Đức.
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20186:00 SA
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20181:30 SA
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 201810:00 CH
Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 CH
Trận Tết Mậu Thân 1968 là một kỳ công về đại chiến lược của giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20185:00 SA
Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20184:00 SA
Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm
Thứ Ba, 06 Tháng Hai 20183:00 SA
Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan