Trung Quốc kéo dài « con đường tơ lụa » đến Đông Âu

Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20176:00 SA(Xem: 7241)
Trung Quốc kéo dài « con đường tơ lụa » đến Đông Âu

RFI

Một thời sự kinh tế được báo Pháp chú ý nhiều là cuộc họp giữa thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với 16 nước Đông Âu diễn ra ngày hôm qua (27/11) tại Hungary, một thành viên ngang bướng của Liên Hiệp Châu Âu.

Diễn đàn kinh tế tại Budapest thể hiện rõ tham vọng bành trướng sang châu Âu của Bắc Kinh. Le Figaro nhận định khái quát qua hàng tựa : « Bắc Kinh trải dài những « con đường tơ lụa mới của mình » qua Đông Âu. Việc thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được đón tiếp long trọng trong một diễn đàn kinh tế quy tụ lãnh đạo chính phủ và các bộ trưởng của 16 nước Đông Âu, trong đó nhiều nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cho thấy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang đi từng bước, có phương pháp để « củng cố vị thế và ảnh hưởng tại Trung và Đông Âu ».

Một lần nữa Trung Quốc lại chơi bài vung tiền để lôi kéo. Hôm qua, thủ tướng Lý Kkhắc Cường thông báo dành 3 tỷ euro đầu tư vào các quốc gia Đông Âu. Một chi tiết khác cũng được le Figaro chú ý: Việc chọn thủ đô Hungary là nơi diễn ra cuộc họp cũng không hề ngẫu nhiên chút nào.

Hungary của thủ tướng Viktor Orban là nước châu Âu cởi mở nhất với đầu tư Trung Quốc và cũng là thành viên hay chống đối lại những chủ trương của Bruxelles nhất. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto được Le Figaro trích dẫn đã khẳng định : « Trong vùng này, chúng tôi nhìn thấy vai trò lớn của Trung Quốc trong trật tự thế giới mới như là một cơ hội chứ không phải là một đe dọa ».

Còn thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, trong bài phỏng vấn của Le Figaro hôm 24/11 thì lý giải sự hấp dẫn Trung Quốc: « Châu Âu vẫn chỉ ưu tiên phạt Hy Lạp bằng áp đặt chính sách kham khổ mà chẳng đầu tư gì. Với các nước khác thì Hy Lạp rất cuốn hút, vì thế người Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội này để đầu tư ».

Theo le Figaro, năm 2016, tập đoàn hàng hải Cosco của Trung Quốc đã kiểm soát cảng Pirée chiến lược của Hy Lạp. Để chuyển được đống của cải « made in China » đến tận trung tâm châu Âu, Bắc Kinh chuyển cấp vốn để hiện đại hóa trục đường sắt nối cảng Pirée-Budapest.

Tờ báo nhận định, « các đầu tư Trung Quốc vào hạ tầng cơ sở ( sân bay, cảng biển, đường sắt) ở châu Âu nằm trong chiến lược « Một con đường, một vành đai » hay còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều hơn là "con đường tơ lụa mới" ».

Để thực thi ý đồ lớn này, Trung Quốc đang dệt lên tấm vải của họ không chỉ bằng tiền tỷ mà cả bằng các điểm chuyển tiếp ảnh hưởng mà các nhà ngoại giao ngày nay vẫn thường gọi là "quyền lực mềm". Một thí dụ là tuần trước, Trung Quốc và Bulgari đã kết hợp thành lập trung tâm nghiên cứu về cơ sở hạ tầng giao thông tại Sofia, trong khi mà tại đất nước Đông Âu này đã có 11 cơ sở, tổ chức của Trung Quốc.

Le Figaro dẫn số liệu của Viện Mercator nghiên cứu Trung Quốc cho biết: Đầu tư Trung Quốc năm ngoái đổ vào Liên Hiệp Châu Âu đạt 35 tỷ euro. Hơn 2/3 số này là từ các doanh nghiệp Nhà nước nhằm phục vụ tham vọng lớn của Bắc Kinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Tôi có mặt tại Moskva trong những ngày chính biến dẫn tới sự sụp đổ của đế chế cộng sản Liên Xô (tháng 8.1991). Câu hỏi bạn đặt ra cho tác giả bài viết không nên có. \
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:38 SA
Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124,
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Bị cô lập từ lâu với phần còn lại của Hy Lạp, bán đảo Mani là quê hương của một cộng đồng thị tộc tự nhận là di sản của các chiến binh thời xưa.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:40 SA
Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tác giả: Stephen Kotkin Dịch giả: Hiếu Chân Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp