Tử hình bằng thuốc độc: Có từ bao giờ? Nước nào áp dụng nhiều nhất?

Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20178:00 CH(Xem: 6921)
Tử hình bằng thuốc độc: Có từ bao giờ? Nước nào áp dụng nhiều nhất?

Hình thức tử hình này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1982 ở Mỹ, sau đó là Trung Quốc năm 1997 và một số quốc gia khác như Thái Lan (2003), Guatemala (1996), Maldives và Việt Nam (2013),Guatemala (đã hủy bỏ năm 2000) và Philippines (1999 nhưng đã bỏ năm 2006).

Tử hình bằng thuốc độc: Có từ bao giờ? Nước nào áp dụng nhiều nhất? - Ảnh 1.

Mỹ là quốc gia đầu tiên áp dụng phương pháp này. Ảnh Imago/blicwinkel

Trong đó, Mỹ là quốc gia sử dụng phương pháp này nhiều nhất, chỉ năm 2004 đến 2006, gần như toàn bộ hình thức tử hình đều là sử dụng cách này.

Sở dĩ hình thức này phổ biến ở Mỹ là do ngày 17/01/1888 một bác sĩ người Mỹ tên là Julius Mount Bleyer đưa ra vì hình thức này có chi phí rẻ hơn các hình thức tử hình khác.

Ngày 11/5/1977 bang Oklahoma là tiểu bang đầu tiên áp dụng thử nghiệm phương pháp xử lý tử tù theo cách này khi người kiểm tra y học Jay Chapman đưa ra nghi thức được biết đến là nghi thức Chapman để làm nạn nhân chết một cách nhanh chóng.

Đến năm 2004 thì phương thức này gần như phổ biến ở hầu hết các tiểu bang, trong khi đó EU đã ban lệnh cấm sử dụng hình thức này năm 2011.

Quy trình xử tử tử tù thông thường và các loại chất tiêm vào người nạn nhân

Tử hình bằng thuốc độc: Có từ bao giờ? Nước nào áp dụng nhiều nhất? - Ảnh 2.

Tử từ được cố định trên băng ca. Ảnh MyAJC.com

Thông thường ở Mỹ, tử tù sẽ bị tiêm thuốc độc bằng tay (từng có thời gian máy móc thực hiện việc này nhưng đã bị hủy bỏ vì dễ thất bại hơn). Chất độc được tiêm vào thường gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 5g Pentothol (sodium thiopental) là một loại thuốc gây tê toàn thân barbiturat có thời gian tác dụng ngắn giải phóng nhanh chóng, tương tự như thiobarbital.

Giai đoạn 2: 100mg Pavulon (pancuronium bromide) khiến cơ thể nạn nhân bại liệt.

Giai đoạn 3: 100 mEq potassium chloride khiến tim ngừng đập.

Các chất độc trên thông thường sẽ được tiêm vào tĩnh mạch mỗi tay (nhưng thường chỉ cần tiêm vào 1 tay, tay kia chỉ là trường hợp đề phòng nếu gặp thất bại), nạn nhân bị giữ cố định trên băng ca và chất độc sẽ ngấm rất nhanh và gần như gây ra cái chết ngay lập tức.

Bên cạnh các loại chất độc trên thì vẫn có rất nhiều loại chất độc khác được sử dụng, mỗi quốc gia lại có hình thức khác nhau.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Deathpenaltyinfo, Thoughtco, People.howstuffworks

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 201711:57 SA
Bây giờ, các ông ấy tức tối bởi người dân sử dụng internet biết được nhiều thứ, dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ, quan điểm, suy nghĩ cá nhân
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nữ lực sĩ Aly Raisman mới đây lên tiếng tố một y sĩ thể thao lạm dụng tình dục đối với cô. Cô Raisman năm nay 23 tuổi từng là thủ quân đội thể dục
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Là một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh, Jennifer Welker đã học cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường làm việc căng thẳng.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Hơn 33.000 người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong lúc cố đến các bờ biển châu Âu kể từ năm 2000.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cũng như các nhà quan sát đều nhận thấy rằng chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp đối với
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:07 CH
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Hàng loạt các kênh truyền thông đưa tin về một người đàn ông đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau đó gửi khí cầu có chứa thông điệp vạch trần sự thật bị chính quyền
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Quân đội Indonesia vẫn duy trì bài kiểm tra trinh tiết đối với các nữ ứng viên dù điều này từng bị lên án và chỉ trích gay gắt.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nói chuyện là một nghệ thuật. Lời nói đã xuất ra thì giống như bát nước đổ đi, thật khó thu lại. Trước khi nói một lời nào, người thông minh, hiểu chuyện luôn hết sức thận trọng.