Nguyễn Quốc Tấn Trung - “Quần chúng thế giới ủng hộ Nga?"

Thứ Sáu, 20 Tháng Năm 20226:00 CH(Xem: 2180)
Nguyễn Quốc Tấn Trung - “Quần chúng thế giới ủng hộ Nga?"

bh_11 

(Và những lý luận hết nước chấm !)

Trung nhận thấy lập luận của các nhóm Putinistas Việt Nam ủng hộ chiến tranh xâm lược Ukraine càng ngày càng cùn đi, và cũng dần ít đi hàm lượng tri thức hơn, nên đến giờ cũng không muốn bàn nhiều.

Song do một số độc giả hỏi, và vì cũng có nhiều người đưa ra hết sức tự tin trong một vài bình luận, nên xin được phép ghi nhận ngắn như sau:

1/ Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại đã 35% dân số thế giới, cộng thêm các quốc gia khác không trừng phạt Nga thì họ là số đông.

Họ “thân” Nga nên Nga có chân lý quốc tế?

Lập luận này “quá trời quá đất” ở chỗ hệ thống pháp luật quốc tế (và thật ra là hệ thống pháp luật nói chung) được lập ra là để tránh chính kiểu chân lý số đông thế này.

Một quốc gia bất kể có vị trí địa lý thế nào, dân số ra sao, kinh tế phát triển hay không… đều có quyền nắm một phiếu tương tự như một cường quốc trước các định chế thế giới (ít nhất là về mặt lý thuyết).

Dùng lý luận “Dân số của tôi đông hơn nên lý lẽ quốc tế là của tôi” thì các bạn cho rằng Biển Đông là của Trung Quốc?

Việt Nam hiện dân số tầm 100 triệu. So với Trung Quốc (1 tỉ 3) cùng vài trăm triệu dân rải rác khắp các “thuộc địa mới” của họ như Cambodia, Châu Phi, Mỹ Latinh… thì giờ làm thế nào?

Chúng ta bảo “Nhân dân thế giới ủng hộ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa?”

Chúng ta giao hết sổ hồng, sổ đỏ cho Trung Nam Hải?

Chúng ta có nên ra trước Liên Hiệp Quốc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa?

Bạn nào còn dự định giải quyết tranh chấp quốc tế bằng kiểu lấy số này, thì mình đề nghị đến miếu Thành hoàng hay ra ngã tư nào gần nhất để tiền nhân Việt quốc hay người khuất mày khuất mặt vật cho tỉnh ra.

2/ Trung Quốc và Ấn Độ không công nhận Crimea hay Đông Ukraina thuộc Nga … đã là thành công của Pháp luật Quốc tế.

Nghiêm túc hơn một chút.

Một trong những hiểu lầm về pháp luật quốc tế của đại chúng là pháp luật quốc tế được thực thi thông qua trừng phạt. Điều này thật ra không đúng.

Trừng phạt chỉ là công cụ bổ sung tùy chọn nếu các quốc gia có đầy đủ nguồn lực, thời gian và công sức để theo đuổi việc “sửa sai” các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế mà thôi.

Hiển nhiên, chỉ có mấy anh nhà giàu phương Tây, giao thương nhiều với Nga thì trừng phạt mới có tác dụng, có tiếng nói.

Trung Quốc cho đến tận bây giờ còn chưa mua được bao nhiêu thùng dầu của Nga thì họ có tham gia trừng phạt cũng chả có tác dụng gì.

Hệ quả quan trọng hơn của pháp luật quốc tế đối với các hành vi vi phạm, là “non-recognition” - hay “không công nhận” (đề tài PhD thesis chính yếu của Trung).

Nói cách khác, là các quốc gia thành viên có thể không tham gia trừng phạt. Họ thậm chí vẫn được giao thương, làm ăn bình thường với các quốc gia vi phạm.

Tuy nhiên, họ cần bảo đảm là trong các hoạt động ngoại giao, trong các văn bản chính thức giữa hai quốc gia và trước cơ quan quốc tế, và những hoạt động làm ăn khác… họ không thừa nhận các thay đổi hiện trạng mà hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Surprise, surprise…

Trung Quốc và Ấn Độ vẫn giữ đúng trách nhiệm của mình - chưa có anh nào dám ho he gọi Crimea là lãnh thổ của Nga, hay Cộng hòa Donetsk và Luhansk là hàng xịn.

Đó là chiến thắng lớn đối với những người làm việc trong lĩnh vực công pháp quốc tế như mình rồi.

Vậy có bao nhiêu quốc gia công nhận Crimea là của Nga?

SÁU, bao gồm: Cuba, Nicaragua, Venezuela, Syria, Afghanistan, và Bắc Triều Tiên - những quốc gia không còn gì để mất trong chính trường quốc tế.

Chính phủ Việt Nam đã, đang, (và mình biết là chắc chắn) sẽ không bao giờ chính thức công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga dưới bất kỳ hình thức hay văn kiện ngoại giao nào.

Há miệng là chúng ta mắc quai với Tây Nguyên và Tây Bắc ngay. Bài học Fulro ngày xưa vẫn còn đó.

Nên mình khuyên các bạn có mang danh yêu Đảng, yêu chính phủ đi rao khắp nơi để ủng hộ Nga, thì cũng nên tìm hiểu kỹ chính sách và định hướng chung về ngoại giao của nước ta đi đã.

NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG 20.05.2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nữ lực sĩ Aly Raisman mới đây lên tiếng tố một y sĩ thể thao lạm dụng tình dục đối với cô. Cô Raisman năm nay 23 tuổi từng là thủ quân đội thể dục
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Là một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh, Jennifer Welker đã học cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường làm việc căng thẳng.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Hơn 33.000 người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong lúc cố đến các bờ biển châu Âu kể từ năm 2000.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cũng như các nhà quan sát đều nhận thấy rằng chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp đối với
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:07 CH
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Hàng loạt các kênh truyền thông đưa tin về một người đàn ông đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau đó gửi khí cầu có chứa thông điệp vạch trần sự thật bị chính quyền
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Quân đội Indonesia vẫn duy trì bài kiểm tra trinh tiết đối với các nữ ứng viên dù điều này từng bị lên án và chỉ trích gay gắt.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nói chuyện là một nghệ thuật. Lời nói đã xuất ra thì giống như bát nước đổ đi, thật khó thu lại. Trước khi nói một lời nào, người thông minh, hiểu chuyện luôn hết sức thận trọng.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai v