Đặc phái viên kiểm soát vũ khí Billingslea đến Hà Nội làm gì?

Thứ Năm, 01 Tháng Mười 20204:00 SA(Xem: 3262)
Đặc phái viên kiểm soát vũ khí Billingslea đến Hà Nội làm gì?
Đặc phái viên tổng thổng Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea đã đến Hà Nội vào đầu giờ chiều ngày 30.9.
image

Đại sứ Billingslea đến Việt Nam sau khi lần lượt thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 27-30.9.

Theo kế hoạch, chiều ngày 1.10, ông Billingslea cùng Phó chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Thomas A. Bussiere sẽ có cuộc họp báo qua điện thoại từ Hà Nội để thảo luận về chuyến công du châu Á của ông.

Việc ông Billingslea thăm ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đáng chú ý bởi đây là ba nước nằm gần Trung Quốc và đều là cựu thù của Bắc Kinh. Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là đồng minh của Mỹ còn Việt Nam hiện được xem như là đối tác chiến lược trên thực tế.

Chuyến công du của ông Billingslea hẳn không nằm ngoài mục đích phục vụ cho việc kiềm chế và bao vây Trung Quốc giữa lúc cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang.

image

Giới quan sát cho rằng ông Billingslea đang nỗ lực thúc đẩy Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác với việc triển khai tên lửa Mỹ ở châu Á. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ vấn đề bố trí tên lửa tầm trung ở Hàn Quốc và Nhật Bản như đồn đoán bấy lâu nay có diễn ra trong hai chặng dừng trước đó của ông Billingslea hay không.

Đặc biệt cũng trong hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ thăm Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc từ ngày 4 đến 8.10.

Tại Nhật Bản, ông Pompeo sẽ tham dự hội nghị ngoại trưởng các nước thuộc Bộ tứ Kim cương (Quad) với những người đồng cấp Nhật, Ấn Độ và Úc trong ngày 6.10.

Chắc chắn chuyến công du Đông Á đầu tiên của ông Pompeo kể từ tháng 7.2019 cũng không nằm ngoài chủ đề Trung Quốc.

Về mặt chiến lược, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam là bốn cái tên thường được nhắc đến trong thế trận bao vây Trung Quốc của Mỹ.

image

Bản thân ông Billingslea có sự lưu tâm nhất định đến vị trí của Việt Nam, thể hiện qua câu trả lời cho một nhà báo Việt Nam tại cuộc họp báo ở Brussels vào trung tuần tháng 8.

Đó là một câu hỏi tuyệt vời, và tôi rất vui khi có một nhà báo Việt Nam tham gia cuộc gọi này, bởi vì những gì chúng tôi đang giải quyết ở đây là một mối đe dọa cấp bách và ngày càng gia tăng đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, đó là sự tăng cường vũ trang hạt nhân bí mật và không bị kiềm chế của Trung Quốc. Và đó là mối đe dọa mà không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các nước châu Á phải đối mặt.

image
Như Việt Nam có lẽ biết rõ hơn đa số, Trung Quốc cố gắng dùng vũ lực để vẽ lại biên giới và ranh giới. Người ta sẽ nhớ rằng Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam và chiếm đóng một số nơi ở phía bắc. Và chúng ta không thể đồng ý với một tình huống mà Trung Quốc tăng cường và đạt được một số hình thức tương đồng hạt nhân với Hoa Kỳ và Nga, sau đó tiếp tục sử dụng những vũ khí hạt nhân đó để tống tiền và ép buộc.

Hiện chưa biết ông Billingslea sẽ bàn bạc những gì với các quan chức ở Hà Nội. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Yonhap trước chuyến công du châu Á, ông Billingslea nói mục đích của ông là thảo luận “sự tăng cường nhanh chóng kho vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo và quy ước của Trung Quốc”.

Ông cũng nói ông có “thông tin tình báo bổ sung để chia sẻ với các đồng minh liên quan đến các chương trình của Trung Quốc”.

Những mục đích sâu xa hơn vẫn chỉ là đồn đoán. Tuy nhiên, chuyến đi của ông Billingslea ít nhất cũng thể hiện Mỹ muốn có Việt Nam trong một thế trận kiềm chế Trung Quốc nào đó.

Dĩ nhiên, gần như không có khả năng Việt Nam cho phép Mỹ bố trí tên lửa. Tuy nhiên, nhìn về tương lai, tôi không thấy có gì ngăn cản Hà Nội hợp tác với Mỹ ở một dạng năng lực phòng thủ khác, chẳng hạn lắp đặt hệ thống radar hiện đại ở Việt Nam để theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa Trung Quốc.

Thân mến,

Duân

(Blog Duan Dang)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nhìn vào hình ảnh này, những giọt nước mắt và cái rờ trán đầy đau đớn trước sự sụp đổ của cả một hệ thống độc tài trong cơn cùng quẫn đã được báo trước. Sự cáo chung của chân lý
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:30 SA
Liệu có trở thành xu hướng các quốc gia hủy bỏ dự án thủy điện, hợp tác nguồn nước với Trung Quốc vì e ngại "vũ khí vô hình"?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Những tên “dã thú đội lốt người” làm chuyện tàn bạo để rồi hậu quả là những nỗi ám ảnh, đau hơn là nhưng cái chết oan nghiệt.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 880 người Triều Tiên vượt biên thành công, nâng tổng số người đào tẩu
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Lần đầu tiên, lễ trao bằng tốt nghiệp tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM được tổ chức trong không khí đầy xúc động trước hình ảnh người mẹ nhận bằng tốt nghiệp thay con gái mới qua đời
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc này, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20178:00 SA
"không dính líu gì đến các trường hợp người mang song tịch Anh Quốc và một quốc tịch khác khi họ bị bắt ở nước mà họ mang hộ chiếu còn hạn, trừ khi đó là trường hợp có lý do đặc biệt mang tính nhân đạo".
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 2017, trước khi diễn ra Đại hội 19, phần lớn chức năng của phần mềm WhatsApp bị chặn, bị phong tỏa bằng hình thức ngắt kết nối liên tục.