Làn sóng tẩy chay công nghệ Trung Quốc tại Ấn Độ

Thứ Năm, 02 Tháng Bảy 202011:00 SA(Xem: 4700)
Làn sóng tẩy chay công nghệ Trung Quốc tại Ấn Độ
Làn sóng tẩy chay công nghệ Trung Quốc tại Ấn Độ

Giới phân tích cho rằng doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc nên chuẩn bị cho hậu quả kinh tế sau vụ đụng độ chết chóc giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới hai nước.

Những cuộc biểu tình trực tuyến kêu gọi tẩy chay công nghệ Trung Quốc đã xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội Ấn Độ sau khi quân đội nước này xác nhận 20 binh lính tử vong trong vụ đụng độ với quân đội Trung Quốc tại biên giới mới đây.

Theo Lin Minwang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Fudan, Trung Quốc, phòng trào “bài Trung” mạnh mẽ hiện nay chắc chắn là báo động đỏ đối với các công ty Trung Quốc.

Trên TikTok , video kèm hashtag #BoycottChineseProducts (tẩy chay sản phẩm Trung Quốc), #IndiaChinaborder (biên giới Trung Ấn), #Chinaborder (biên giới Trung Quốc) tăng đột biến, mang về lần lượt 7,3 triệu lượt xem, 10,5 lượt xem và 11,5 triệu lượt xem. Bản thân TikTok cũng là mục tiêu của phong trào tẩy chay.

Theo báo chí Ấn Độ, khoảng 52 ứng dụng di động liên quan tới Trung Quốc đã bị tình báo trong nước báo cáo. Một bài báo trên Hindustan Times dẫn lời quan chức nhà nước cho biết các cơ quan đề nghị cấm hoặc phát cảnh báo chống lại việc sử dụng các ứng dụng này vì lo ngại xâm phạm dữ liệu người dân Ấn Độ. Chúng bao gồm TikTok, Bigo Live, Zoom, Weibo, Kwai, WeChat hay phần mềm của Xiaomi, Baidu, Alibaba. Thậm chí, Zoom đã phải ra thông báo khẳng định họ là công ty Mỹ.

Với các nhà phát triển ứng dụng Trung Quốc, lệnh cấm hay hạn chế sẽ là điều vô cùng tồi tệ. Các hãng smartphone Trung Quốc lớn cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Theo ông Lin, những thương hiệu mang “cá tính Trung Quốc đậm đặc” sẽ gặp thách thức nhất tại thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới.

Oppo tuần trước phải hủy livestream ra mắt flagship 5G tại Ấn Độ. Theo Reuters, quyết định được đưa ra để tránh phản đối trên mạng xã hội. Oppo đang là hãng smartphone lớn thứ 5 tại đây.

Lời kêu gọi tẩy chay tại Ấn Độ xuất hiện đúng vào thời điểm nhạy cảm với các công ty công nghệ Trung Quốc khi Bắc Kinh đang trong cuộc chiến thương mại và công nghệ phức tạp với Washington. Căng thẳng với Mỹ đã dẫn đến những lệnh cấm nhằm vào hàng loạt doanh nghiệp công nghệ cao như Huawei.

Song, chuyên gia phân tích độc lập Meenakshi Tiwari cho rằng người Ấn Độ khó thay thế hàng hóa công nghệ Trung Quốc trong ngắn hạn. Sản phẩm của Trung Quốc rẻ, giá trị cao. Chẳng hạn, điện thoại Trung Quốc chiếm 50% lượng xuất xưởng trên cả nước. Trừ khi có lựa chọn tốt hơn, ông không nghĩ sẽ có thay đổi lớn nào trong hành vi tiêu dùng của người dân.

Ấn Độ dù là một nước mạnh về công nghệ song có lẽ phải đợi 10 năm nữa mới có thể nói chuyện có thể vượt qua Trung Quốc được hay không, trong khi Trung Quốc không chỉ mang lại cho Ấn Độ sản phẩm mà còn cả vốn đầu tư và việc làm.

(Theo SCMP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20182:00 SA
Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm, sở hữu ít nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá 1 triệu đôla
Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng 20183:00 CH
Thủ phạm cưỡng bức và lạm dụng tình dục người già tại các viện dưỡng lão ở Mỹ lại chính là những người chăm sóc họ hàng ngày.
Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20181:30 SA
Luo Xixi, một học giả có bằng tiến sĩ của Đại học Hàng không vũ trụ Beihang có uy tín ở Bắc Kinh, cho biết bà bị một giáo sư quấy rối tình
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 20181:30 SA
Vừa qua tôi có một cuộc nói chuyện thú vị với nhà nghiên cứu văn hóa và phê bình văn học Vương Trí Nhàn về nước Nga. Ông Nhàn đã từng sống
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Gần 200 triệu người trên thế giới phải sơ tán do ảnh hưởng của thiên tai trong vòng 9 năm qua, theo báo cáo của một tổ chức từ thiện.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:54 SA
TAND Cấp cao chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại vụ án tại công ty VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng cùng đồng phạm thực hiện.