Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp lại gây tranh cãi với một bức biếm họa chống Mỹ

Thứ Năm, 28 Tháng Năm 20205:00 CH(Xem: 4115)
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp lại gây tranh cãi với một bức biếm họa chống Mỹ
rfi.fr

Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp lại gây tranh cãi với một bức biếm họa chống Mỹ

Mai Vân

Trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 24/05/2020, đã xuất hiện một bức biếm họa xúc phạm Hoa Kỳ. Bài đăng đã lập tức gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Trước làn sóng phẫn nộ, cơ quan đại diện của Bắc Kinh đã phải lên tiếng biện minh rằng tài khoản Twitter của họ đã bị tin tặc thâm nhập để đăng lên bức biếm họa gây tranh cãi, điều được cho là khó tin.

Trong một tin nhắn Twitter đề ngày 25/05, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp khẳng định là “một người nào đó” đã thâm nhập vào tài khoản Twitter của họ để công bố môt bài đăng “giả mạo” bao gồm một bức biếm họa mang tựa đề: “Ai là là người kế tiếp? – Qui est le prochain?”.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay sau khi bức biếm họa được công bố trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris, nhiều phản ứng dữ dội đã xuất hiện trên mạng xã hội, và ít lâu sau, bức tranh đã bị xóa đi.

Bức biếm họa gây tranh cãi vẽ hình một thần chết, người quấn một lá cờ Mỹ, gõ cửa một căn phòng bên trên ghi chữ Hồng Kông bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trước Hồng Kông là một loạt căn phòng khác đã mở cửa với máu chảy ra lênh láng, bên trên ghi : Irak, Libya, Syria, Ukraina và Venezuela. Trên lưỡi hái của thần chết có một cái vết trông giống như ngôi sao của David, biểu tượng của người Do Thái.

Bài đăng trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc đã bị nhiều cư dân mạng coi là một thông điệp bài Do Thái, lấy lại một thuyết âm mưu về một liên minh Mỹ-Do Thái để gây bất ổn định tại Hồng Kông.

Trong tin nhắn đính chính, sau khi nói là tài khoản của mình bị tin tặc tấn công, cơ quan đại diện Trung Quốc tại Pháp đã lên án vụ việc và khẳng định rằng Bắc Kinh “luôn luôn gắn bó với nguyên tắc trung thực, khách quan và hợp lý của thông tin”.

Không ai tin vào lời cải chính của đại sứ quán Trung Quốc

Theo AFP, ông Antoine Bondaz, giảng viên trường khoa học chính trị Sciences Po Paris, đã không ngần ngại nhận định rằng đó là một hành động “đê hèn và bài Do Thái”. Nhiều cư dân mạng khác đã đòi sứ quán Trung Quốc phải xin lỗi.

Tuy nhiên, một số người sau đó đã nhấn mạnh rằng bức biếm họa đã mô phỏng một bức tranh đầu tiên vẽ hình thần chết quấn cờ Trung Quốc, và đi gõ những cánh cửa bên trên có ghi Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, Đài Loan…

Lời đính chính của phía Trung Quốc không thuyết phục được ai. Trong một tin nhắn Twitter ngày 25/05, chuyên gia Bondaz nhận xét: “Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng tài khoản của họ đã bị tin tặc tấn công và như vậy không phải là chính họ đã công bố bức biếm họa bẩn thỉu. Đây quả là một lập luận kỳ lạ, nhất là khi bức vẽ được chính đại sứ quán Trung Quốc đánh dấu “like” rồi kèm theo một lời bình luận.”

Theo AFP, ông Bondaz đã cho rằng: “Đại sứ quán Trung Quốc đã rất chật vật trong việc thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi.”

Liên tục tung ra tin nhắn "khiêu khích"

Theo hãng tin Pháp, trong những tuần lễ qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã liên tục tung ra trên mạng Twitter nhiều tin nhắn khiêu khích, hoàn toàn không có một chút tính chất ngoại giao.

Trong những ngày gần đây, họ đã làm cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ phẫn nộ khi gởi đi lời chúc truyền thống của người Hồi Giáo nhân lễ Aïd el-Fitr, kết thúc mùa chay ramadan. Điều này đã làm dấy lên phản ứng giận dữ như “Hãy cảm thấy xấu hổ!”, “Mặt dầy!”…, trong bối cảnh các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền đã tố cáo Bắc Kinh giam giữ ít ra là 1 triệu người Hồi Giáo ở Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.

Nhà xã hội học người Pháp gốc Duy Ngô Nhĩ Dilnur Reyhan rất phẫn nộ trước thông điệp chúc mừng của đại sứ quán Trung Quốc, nói: “Các người đã giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, thậm chí cấm dùng những từ ngữ như "Bismillah", "Elhemdulila" hay "Allah'qa amanet", đốt sách của chúng tôi, buộc người Hồi Giáo ăn thịt heo của các người, tổ chức các lễ hội rươu bia trong mùa Ramadan, và giờ đây các người lại dám làm thế”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20173:00 SA
Nữ lực sĩ Aly Raisman mới đây lên tiếng tố một y sĩ thể thao lạm dụng tình dục đối với cô. Cô Raisman năm nay 23 tuổi từng là thủ quân đội thể dục
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Là một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh, Jennifer Welker đã học cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong môi trường làm việc căng thẳng.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Hơn 33.000 người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong lúc cố đến các bờ biển châu Âu kể từ năm 2000.
Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cũng như các nhà quan sát đều nhận thấy rằng chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng đàn áp đối với
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 201711:07 CH
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu
Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Hàng loạt các kênh truyền thông đưa tin về một người đàn ông đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau đó gửi khí cầu có chứa thông điệp vạch trần sự thật bị chính quyền
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Quân đội Indonesia vẫn duy trì bài kiểm tra trinh tiết đối với các nữ ứng viên dù điều này từng bị lên án và chỉ trích gay gắt.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nói chuyện là một nghệ thuật. Lời nói đã xuất ra thì giống như bát nước đổ đi, thật khó thu lại. Trước khi nói một lời nào, người thông minh, hiểu chuyện luôn hết sức thận trọng.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai v