Mất lòng tin vào y tế trong nước, người TQ tìm đến bác sĩ Mỹ ( Chưã bệnh chỉ là cái cớ. Bỏ nước mới là chính )

Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 201811:59 SA(Xem: 6212)
Mất lòng tin vào y tế trong nước, người TQ tìm đến bác sĩ Mỹ ( Chưã bệnh chỉ là cái cớ. Bỏ nước mới là chính )

Gao Jiang và Yu Wenmei có con gái mắc ung thư. Ảnh: LATimes.

Gao Jiang và Yu Wenmei có con gái mắc ung thư. Ảnh: LATimes.

Hai năm trước, bác sĩ nói với bố mẹ Renee Gao rằng khối u trên ngực con gái họ không biến mất. Cô gái sẽ cần trải qua một cuộc phẫu thuật tốn kém có thể khiến cô mất mạng hoặc vô sinh.

Gao Jiang và Yu Wenmei đã đưa con gái từ tỉnh Vân Nam đến các bệnh viện ung thư tốt nhất ở Tứ Xuyên và Bắc Kinh. Không ai nói cho họ lý do việc chữa bệnh ung thư hạch bạch huyết có thể đe dọa mạng sống của cô con gái 16 tuổi.

"Tôi cảm thấy vô vọng", Gao nói, theo LATimes.

Vì vậy, theo gợi ý của một đồng nghiệp, ông tìm đến một doanh nghiệp Thượng Hải kết nối các bệnh nhân ung thư với các bác sĩ nước ngoài qua điện thoại. Họ đã xin tư vấn từ ba bác sĩ người Mỹ và được khuyên nên dùng phương pháp hóa trị liệu. Hai năm sau, bệnh tình của Renee đã thuyên giảm và cô đang chuẩn bị du học tại Australia.

Trung Quốc đã dành gần một thập niên để nâng cấp dịch vụ y tế. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc không tin tưởng vào hệ thống y tế quá tải, thiếu tài chính của nước mình.

"Bác sĩ Trung Quốc giống như cái máy", Gao nói. "Nếu bạn khỏi bệnh, đó là may mắn của bạn. Nếu bạn chết, đó là số phận của bạn".

Cách suy nghĩ đó đã thúc đẩy sự trỗi dậy của một loạt công ty giúp bệnh nhân tìm đến bác sĩ ở San Francisco hay Boston mà không phải chờ đợi mệt mỏi ở bệnh viện trong nước hay nghe những hướng dẫn không rõ ràng.

Hệ thống y tế Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân tấn công bác sĩ. Trong vòng một tháng vào năm 2014, bệnh nhân đã đánh chết một bác sĩ tại Hắc Long Giang bằng ống sắt và làm liệt một y tá ở Giang Tô. Một báo cáo năm 2015 cho thấy 13% trong tổng số 12.600 bác sĩ được hỏi nói rằng họ bị hành hung.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chủ yếu xuất phát từ sự bất mãn với hệ thống y tế không đáp ứng được nhu cầu của một xã hội ngày càng giàu có.

Công ty mà Gao chọn chuyên cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân ung thư và có mạng lưới 400 bác sĩ ở Mỹ. Công ty này thu khoảng 3.000 USD để dịch bệnh án và thiết lập cuộc tư vấn trực tuyến kéo dài một giờ. Bác sĩ Mỹ không kê toa thuốc hay kiểm tra bệnh nhân, họ chỉ đưa ra đánh giá chuyên môn.

Người sáng lập dịch vụ nói rằng họ nảy ra ý tưởng vì thấy có nhiều trường hợp bệnh nhân Trung Quốc bị chẩn đoán sai hoặc phải trả nhiều phí dịch vụ thừa thãi.

Các chuyên gia ước tính trong một ngày, bác sĩ Trung Quốc khám chữa cho số bệnh nhân nhiều gấp 4 lần bác sĩ Mỹ, nhưng phần lớn được trả lương dưới 15.000 USD một năm. Việc đó dẫn đến vấn nạn bác sĩ yêu cầu bệnh nhân làm nhiều xét nghiệm không cần thiết hoặc kê một số loại thuốc nhất định, chủ yếu là để tăng tiền phí dịch vụ và ăn hoa hồng.

Trung Quốc cũng thiếu bác sĩ được đào tạo bài bản tại các phòng khám địa phương, do vậy, nhiều người dù mắc các bệnh thông thường vẫn đến bệnh viện lớn, khiến các phòng chờ luôn đông đúc như ga tàu.

"Đây không phải là lỗi của bác sĩ, đây là lỗi của hệ thống y tế", Gordon Liu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Y tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh và là cố vấn của chính phủ, nói. "Người dân Trung Quốc bắt đầu nhận ra khi đi khám bệnh, họ không chỉ cần việc chữa trị đơn thuần mà còn muốn cảm thấy thoải mái".

Giới lãnh đạo phản ứng trước sự bất bình ngày càng gia tăng bằng cách khởi động một cuộc cải tổ lớn năm 2009 và đổ 900 tỷ USD vào cải cách. Tuy nhiên, họ vẫn gặp khó khăn trong việc thiết lập nguồn tài chính tốt hơn cho các bệnh viện công.

Bệnh nhân chờ đợi trong một bệnh viện ở Hà Bắc, Trung Quốc tháng 12 năm ngoái. Ảnh: AFP.

Bệnh nhân chờ đợi trong một bệnh viện ở Hà Bắc, Trung Quốc tháng 12 năm ngoái. Ảnh: AFP.

Theo một nghiên cứu năm 2016 của Na Uy, các bác sĩ Trung Quốc thường thông báo với gia đình bệnh nhân về chẩn đoán ung thư thay vì nói với bệnh nhân. Người thân sợ rằng nếu bệnh nhân biết họ mắc căn bệnh hiểm nghèo, họ sẽ suy sụp và càng làm sức khỏe yếu đi, đặc biệt là nếu bệnh nhân không có khả năng tài chính để điều trị.

"Nếu chúng tôi không hỏi ý kiến của gia đình người bệnh, hậu quả có thể rất nghiêm trọng", một bác sĩ nói. "Chúng tôi có thể bị đánh, bị chửi mắng hoặc bị kiện".

Gao đã thẳng thắn với con gái mình về bệnh tình của cô. Ông tìm hiểu các thuật ngữ của căn bệnh và xem xét các kế hoạch điều trị. Gao vẫn nhớ cuộc nói chuyện cuối cùng với bác sĩ Mỹ mà họ đã tham khảo ý nhiều ​​nhất, Eddy Chen, từng học tại Đại học Harvard.

"Khi các bác sĩ Trung Quốc đề nghị Renee đi hóa trị liệu lần thứ tám, tôi hỏi ông ấy: nếu đó là con gái anh thì anh có đồng ý không?", ông Gao kể. "Anh ấy đáp: tôi sẽ không làm vậy".

Renee đã tin tưởng Chen. Giờ đây, cô mong muốn được đến Mỹ, một phần vì cô thích ca sĩ Taylor Swift, một phần vì muốn đến cảm ơn ông Chen.

Phương Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn