Vẫn có những người tin vào thuyết "Trái đất phẳng". Tại sao họ "cứng đầu" thế nhỉ?

Thứ Năm, 18 Tháng Giêng 20186:00 CH(Xem: 6611)
Vẫn có những người tin vào thuyết "Trái đất phẳng". Tại sao họ "cứng đầu" thế nhỉ?

Dù có rất nhiều bằng chứng được đưa ra, vẫn tồn tại những người tin vào học thuyết "Trái đất phẳng". Tại sao họ "cứng đầu" thế nhỉ?

Bạn biết không, trên đời này vẫn có những người tin vào học thuyết Trái đất phẳng - tức là toàn bộ tinh cầu của chúng ta thực chất là một cái đĩa, không "cục cựa" gì trong vũ trụ. Thậm chí, học thuyết còn cho rằng Trái đất mới là trung tâm của vũ trụ, còn Mặt trời và các vì tinh tú sẽ di chuyển xung quanh chúng ta.

Sự thật như thế nào thì chắc ai cũng biết rồi, khi rất nhiều lý thuyết khoa học đã được lập ra để chứng minh rằng thế giới này không thể là một mặt phẳng.

Trên đời này vẫn có những người tin vào học thuyết Trái đất phẳng.
Trên đời này vẫn có những người tin vào học thuyết Trái đất phẳng.

Chúng ta thấy những con tàu rời cảng biến mất dần ở đường chân Trời. Chúng ta thấy một đường chân trời rộng hơn khi đứng trên cao nhìn xuống. Mọi lý thuyết vật lý hiện tại được xây dựng trên nền tảng Trái đất hình cầu và xoay quanh Mặt trời. Và quan trọng nhất, những bức hình chụp Trái đất từ ngoài vũ trụ đã cho thấy điều đó.

Nhưng trước những bằng chứng không thể chối cãi, vẫn có những người tin vào học thuyết Trái đất phẳng. Stuart Clark - nhà thiên văn học nổi tiếng đã giải đáp điều này trong một buổi phỏng vấn với Business Insider.

Clark cho biết, con người vốn rất thích những câu chuyện kể, về cuộc sống, về thế giới, về những gì có ý nghĩa với họ. Thậm chí khi khoa học ra đời, mục đích của nó cũng chỉ là để kiểm chứng những câu chuyện ấy, với niềm hy vọng rằng chúng là sự thật.

Nhưng thực tế thì khoa học đã lật đổ gần như tất cả, đưa chúng ta vào một thế giới hiểu biết xa hơn, chính xác hơn về vũ trụ xung quanh chúng ta. Và đây là lúc mọi chuyện trở nên phức tạp, vì bắt đầu xuất hiện những người muốn chối bỏ thực tế.

Trái đất hình cầu là điều không thể chối cãi.
Trái đất hình cầu là điều không thể chối cãi.

Họ không muốn tin vào khoa học. Họ chỉ muốn tuân theo những gì mình đã biết, khiến bản thân thoải mái, hạnh phúc hơn. Đó là lý do vì sao Galileo trước kia suýt bị hỏa thiêu vì dám nói Mặt trời là trung tâm vũ trụ, để rồi phải sống những ngày cuối đời trong sự quản thúc Toà án dị giáo La Mã.

Theo Clark, học thuyết Trái đất phẳng chính là một trong số đó. Ngoài ra, ông cũng tin rằng có thể những người này muốn kiểm chứng một hiệu ứng hài hước nào đó, thử xem liệu họ sẽ dẫn dắt được những "tín đồ" đi xa đến mức nào mà thôi.

Nếu như bạn muốn chứng minh cho một người tin vào thuyết "Trái đất phẳng" là sai, chỉ cần đưa cho họ một số vấn đề như sau:

  • Trái đất phẳng, tức là chúng ta có điểm kết thúc! Nghĩa là tất cả sẽ rơi ra ngoài vũ trụ nếu đi đến điểm cuối ấy?
  • Nếu rơi, làm thế nào để tích tụ đủ trọng lực khiến mọi thứ rơi xuống? Thứ gì tạo ra trọng lực? Nếu Trái đất hình cầu, khối lượng tại tâm Trái đất chính là thứ tạo ra điều đó. Còn nếu là mặt phẳng, nó sẽ rất bất định, và buộc phải di chuyển.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn