Hồng Kông: Bắc Kinh dọa đàn áp nhưng sợ tái diễn Thiên An Môn

Thứ Tư, 07 Tháng Tám 20195:42 SA(Xem: 3672)
Hồng Kông: Bắc Kinh dọa đàn áp nhưng sợ tái diễn Thiên An Môn

Hồng Kông: Bắc Kinh dọa đàn áp nhưng sợ tái diễn Thiên An Môn

mediaCảnh sát dùng hơi cay giải tán biểu tình ở Hồng Kông ngày 05/08/2019.Reuters

Đối mặt với một phong trào phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông từ ngày thu hồi nhượng địa này từ tay Anh Quốc vào năm 1997, sau khi để chính quyền đặc khu tự mình xử lý, chính quyền Bắc Kinh rốt cuộc được cho là đã trực tiếp nắm lấy hồ sơ kể từ ngày 29/07/2019 vừa qua.

Sau một thời gian tương đối kín đáo, trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tiếp lên tiếng tố cáo và đe dọa, cho biết không loại trừ việc cho quân đội can thiệp để tái lập trật tự. Có điều là theo giới quan sát, Bắc Kinh cho đến lúc này vẫn lo ngại trước khả năng diễn ra một Thiên An Môn thứ hai, rất bất lợi cho Trung Quốc.

Khi bùng lên phong trào tại Hồng Kông phản đối dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc, thoạt đầu Bắc Kinh có dấu hiệu coi thường, cứ để cho chính quyền đặc khu tự mình xử lý.

Thế nhưng, từ khi người biểu tình tấn công vào Nghị Viện Hồng Kông, đánh vào các biểu tượng của chính quyền trung ương, thì phản ứng của Trung Quốc đã cứng rắn hẳn lên, với một bước ngoặt vào hôm 29/07 vừa qua, khi Văn Phòng Hồng Kông và Macao tại Bắc Kinh - tức là định chế quản lý Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc - đã họp báo chính thức về cuộc khủng hoảng.

Là một cơ chế hầu như im hơi lặng tiếng từ năm 1997, chỉ trong một tuần lễ, Văn Phòng này đã liên tiếp họp báo hai lần, với lần thứ hai là hôm 06/08 vừa qua. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy là khủng hoảng Hồng Kông bắt đầu được quản lý trực tiếp từ Bắc Kinh, chứ không còn nằm trong tay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền đặc khu nữa.

Cho đến giờ, đối sách chống khủng hoảng Hồng Kông của Bắc Kinh chủ yếu là hù dọa người biểu tình, đặc biệt là bằng cách phô trương uy lực của quân đội, bắn tin cho biết là Giải Phóng Quân Nhân Dân sẵn sàng hành động. Sau đoạn video dữ dội do chính lực lượng quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông công bố, ngày 06/08, đến lượt Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải video phô trương cuộc tập trận chống bạo loạn đô thị của 12.000 người trong lực lượng cảnh sát ở Thẩm Quyến.

Trước những động thái hù dọa ngày càng rõ nét đó, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa quân đội vào “bình định” Hồng Kông, như họ đã từng làm tại Thiên An Môn vào năm 1989?

Về vấn đề này, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng khó có khả năng một kịch bản Thiên An Môn tái diễn tại Hồng Kông, không phải vì Bắc Kinh không dám mạnh tay với người biểu tình, mà là vì họ lo sợ các hậu quả như đã từng xẩy ra sau thảm sát Thiên An Môn.

Đối với nhà nghiên cứu Pháp Jean-Philippe Beja, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS, nếu dùng quân đội để đàn áp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, Bắc Kinh “sẽ phải trả giá khá đắt vì chế độ ở Trung Quốc không hề bị đe dọa, trong lúc hậu quả quốc tế sẽ vô cùng mạnh mẽ.”.

Cùng trả lời tuần báo Pháp L’Express, chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, cũng thuộc trung tâm CNRS, cho rằng: “Nếu Bắc Kinh dùng quân đội để đàn áp, Mỹ và Châu Âu chắc chắn sẽ đề ra các biện pháp trừng phạt, điều này có thể cô lập gắt gao Trung Quốc về mặt kinh tế”.

Theo ông Cabestan, “Hồng Kông còn là một thị trường kinh tế cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc, nơi có 1300 công ty đa quốc gia đặt trụ sở, vì vậy Bắc Kinh luôn quan tâm đến việc bảo vệ một hình ảnh an toàn và ổn định cho thị trường tài chính có thể cạnh tranh với các thành phố như Singapore”.

Về tình hình Hồng Kông, chuyên gia Pháp ghi nhận là đã có rất nhiều lời lẽ và động thái đe dọa, nhưng khả năng Bắc Kinh đưa quân vào đàn áp phong trào biểu tình Hồng Kông là điều đó khó có thể xảy ra.

Đối với ông Cabestan, trước thái độ kiên cường của người biểu tình Hồng Kông hiện nay, việc cho chiến xa và binh lính đổ bộ lên đặc khu đồng nghĩa với một cuộc thảm sát.. Giáo sư Cabestan kết luận: “Đó sẽ là một sai lầm chính trị to lớn mà ông Tập Cận Bình không dại gì mà phạm phải.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Nhìn vào hình ảnh này, những giọt nước mắt và cái rờ trán đầy đau đớn trước sự sụp đổ của cả một hệ thống độc tài trong cơn cùng quẫn đã được báo trước. Sự cáo chung của chân lý
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20175:30 SA
Liệu có trở thành xu hướng các quốc gia hủy bỏ dự án thủy điện, hợp tác nguồn nước với Trung Quốc vì e ngại "vũ khí vô hình"?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Những tên “dã thú đội lốt người” làm chuyện tàn bạo để rồi hậu quả là những nỗi ám ảnh, đau hơn là nhưng cái chết oan nghiệt.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 880 người Triều Tiên vượt biên thành công, nâng tổng số người đào tẩu
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Lần đầu tiên, lễ trao bằng tốt nghiệp tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM được tổ chức trong không khí đầy xúc động trước hình ảnh người mẹ nhận bằng tốt nghiệp thay con gái mới qua đời
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận việc này, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20178:00 SA
"không dính líu gì đến các trường hợp người mang song tịch Anh Quốc và một quốc tịch khác khi họ bị bắt ở nước mà họ mang hộ chiếu còn hạn, trừ khi đó là trường hợp có lý do đặc biệt mang tính nhân đạo".
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Năm 2017, trước khi diễn ra Đại hội 19, phần lớn chức năng của phần mềm WhatsApp bị chặn, bị phong tỏa bằng hình thức ngắt kết nối liên tục.