Thổ Nhĩ Kỳ đau đầu vì chính sách điên đảo của Mỹ tại Syria ( Ông mới là kẻ tráo trở, điên đảo đấy, ông Erdogan ạ )

Thứ Tư, 16 Tháng Giêng 20195:35 SA(Xem: 4391)
Thổ Nhĩ Kỳ đau đầu vì chính sách điên đảo của Mỹ tại Syria ( Ông mới là kẻ tráo trở, điên đảo đấy, ông Erdogan ạ )
mediaBộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar (P) gặp tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Ankara, 8/1/2019.Turkish Defense Ministry/Turkish Military/Handout via REUTERS

Phải chăng giai đoạn quan hệ nồng ấm ngắn ngủi giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã qua ? Tháng trước, chính vì lời khuyên của Ankara mà Washington đã bất ngờ thông báo rút 2000 quân khỏi Syria.

Quyết định đột ngột này để ngỏ cánh cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ rộng đường tấn công lực lượng dân quân Kurdistan tại Syria YPG, nhằm tiêu diệt mọi ý định ly khai của người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng từ một tháng qua quan hệ giữa hai thành viên trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO này không còn được mặn nồng. YPG đang trở thành cái gai giữa chính quyền Trump và Erdogan.

Tổng thống Mỹ, vốn có thói quen điều hành đất nước và kể cả chính sách ngoại giao qua mạng xã hội Twitter, ngày 13/01/2019, dọa sẽ « tàn phá kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Ankara tấn công người Kurdistan ». Tuyên bố này được đưa ra đúng vào lúc ngoại trưởng Pompeo đang công du nhiều nước trong khu vực Trung Đông, để trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ về căng thẳng với chính quyền Erdogan, về chính sách của Nhà Trắng trên hồ sơ Syria.

Đứng đầu trong số những đối tác của Mỹ cần được trấn an là người Kurdistan Syria từng sát cánh với Hoa Kỳ và liên quân quốc tế trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria, nay bị bỏ rơi. Lo ngại này của người Kurdistan tại Syria ngày càng gia tăng khi Ankara coi lực lượng dân quân YPG là một « nhóm khủng bố » thông đồng với đảng PKK của người Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1984, đảng PKK đã bị liệt vào danh sách đen, và bị coi là kẻ thù không đội trời chung của Ankara.

Ngày 19/12/2018 khi thông báo kế hoạch rút quân khỏi Syria, Ankara lập tức dọa mở chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria để tiêu diệt lực lượng dân quân Kurdistan YPG. Thế nhưng, tuyên bố của tổng thống Trump đưa lính Mỹ can thiệp tại Syria « về nhà » sau đó đã liên tục được điều chỉnh lại. Bởi như đánh giá của các chuyên gia, ông Trump trước hết muốn chứng minh với công luận Mỹ, với thành phần cử tri ủng hộ ông, rằng Hoa Kỳ không có trách nhiệm đóng vai trò sen đầm quốc tế, không dùng tiền của người dân Mỹ để bảo đảm hòa bình cho một vùng đất xa xôi. Nhưng Nhà Trắng đã không đo lường được hết hậu quả khi quyết định để lại một chỗ trống tại Trung Đông. Riêng với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đòi Ankara hứa không tàn sát người Kurdistan, và thậm chí coi đấy là một trong những « điều kiện » để rút quân khỏi Syria.

Tổng thống Erdogan trực tiếp chỉ trích ông Trump bao che cho lực lượng vũ trang Kurdistan. Đành rằng về mặt chính thức, Ankara không thể đánh mất uy tín với quốc tế trên hồ sơ Kurdistan và đích thân ông Erdogan, trên nhật báo New York Times tuần trước, đã khẳng định là « không có vấn đề với người Kurdistan ở Syria ». Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ che giấu ý định tiêu diệt mọi âm mưu hình thành một nhà nước Kurdistan ngay sát cạnh, bởi kịch bản đó châm thêm củi lửa cho tham vọng ly khai của cộng đồng Kurdistan đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên của tổng thống Erdogan, tuần trước, khi tiếp cố vấn An Ninh của Nhà Trắng, đã trực tiếp đòi Washington rút lại « toàn bộ vũ khí mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho lực lượng YPG trong nỗ lực chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Về phần ngoại trưởng Hoa Kỳ trong vòng công du Trung Đông, ông Pompeo nỗ lực trấn an các đồng minh, cả Ankara lẫn phe người Kurdistan.

Có điều, theo nhận định của giáo sư Jean Marcou, chuyên gia về khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông, trường Khoa Học Chính Trị Grenoble, trên nhật báo Pháp, La Croix, số ra ngày 21/12/2018, vào lúc khủng hoảng Syria sắp bước vào hồi kết, Thổ Nhĩ Kỳ đòi được trả công : Đó là ngăn chặn bằng giá mọi ý đồ thành lập một nhà nước Kurdistan ngay sát cạnh.

Trong hoàn cảnh đó, chuyên gia Thomas Pierret thuộc Trung Tâm Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS lo ngại là « về lâu dài, Washington sẽ sẵn sàng hy sinh lực lượng YPG để đổi lấy quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác chiến lược của Mỹ trong NATO ». Dù vậy trước mắt, những tuyên bố trống đánh xuôi, kèn thổi ngược về chiến lược của Mỹ tại Syria đang làm Thổ Nhĩ Kỳ đau đầu !

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Một ngày nọ tôi thức đậy trong một đất nước Việt Nam thật thà, nơi người dân Việt Nam không biết nói dối hay gian lận là gì
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 201711:48 SA
Dù ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa tung thêm một đòn trí mạng vào cả công chúng lẫn báo giới
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Theo các tài liệu viết về lịch sử loài người, chó là con vật được thuần hóa đầu tiên, cách nay khoảng 15.000 năm. Vì thế,
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:02 SA
Bà cho con trai 46 tuổi uống 60 viên thuốc ngủ vào ngày 9/5, thắt cổ Li bằng chiếc khăn lụa và dùng bông bịt mũi ông.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:25 SA
. Giới chức Mỹ tìm thấy một mảnh giấy nhắn trong xe tải của nghi phạm vụ tấn công ở New York.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:09 SA
Một nhóm bạn học Argentina lên đường đến New York du lịch nhằm kỷ niệm 30 năm ngày ra trường
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20177:50 CH
chị Thoa bỗng thấy chất nhầy ở tay với mùi thum thủm của phân gà, vịt. Điều kinh hãi đã hiện ra trước mắt cả gia đình chị.