Mỹ - Canada đạt thỏa thuận NAFTA sửa đổi [ Viễn Giao Cận Công (Thân Xa Đánh Gần) đã không có tình lại không thực tế )]

Thứ Hai, 01 Tháng Mười 20185:02 SA(Xem: 5947)
Mỹ - Canada đạt thỏa thuận NAFTA sửa đổi [ Viễn Giao Cận Công (Thân Xa Đánh Gần) đã không có tình lại không thực tế )]

Mỹ và Canada đã nhất trí với các sửa đổi đối với thỏa thuận NAFTA. Động thái giúp duy trì thỏa thuận ba bên với Mexico sau một năm đàm phán bế tắc.

Ngày 30/9, CNN dẫn nguồn thạo tin cho biết Canada đã ký thỏa thuận với Mỹ, duy trì Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ba bên với Mexico. Theo Reuters, Tổng thống Trump đã thông qua thỏa thuận.

Theo đó, chính phủ Mỹ và Canada nhất trí mở cửa thị trường sản phẩm sữa của Canada và giải quyết quan ngại của Ottawa về thuế quan Mỹ dọa áp lên ôtô nhập từ nước này.

Theo các quan chức Mỹ, đến tối muộn hôm 30/9, Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer vẫn ở trụ sở cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ để đàm phán với quan chức Canada qua điện thoại.

Trong suốt quá trình đàm phán vào những ngày cuối tuần, người này cho biết Tổng thống Trump được cập nhật liên tục về diễn tiến đàm phán và đưa ra các phản hồi. Trong khi đó, theo nguồn tin từ phía Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã triệu tập cuộc họp nội các vào 10h tối để thảo luận về thỏa thuận.

My - Canada dat thoa thuan NAFTA sua doi hinh anh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: AP

Theo CNN, cả hai bên sẽ không xác nhận tin thỏa thuận mới đạt được cho đến khi ông Trump chính thức đặt bút ký. Những lời bình luận giận dữ của tổng thống Mỹ về Canada vào tuần trước cho thấy kể cả khi có tiến triển tích cực, tất cả vẫn sẽ phụ thuộc vào ông.

Chính quyền Tổng thống Trump từng tuyên bố Canada phải ký vào thỏa thuận trước nửa đêm 30/9 hoặc đối mặt với việc bị loại khỏi thỏa thuận mà Washington đã đạt với Mexico, thành viên thứ 3 trong NAFTA.

Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để phê chuẩn trước khi Tổng thống Trump ký. Trong thời gian này, Quốc hội có thể đề xuất thay đổi.

Trước đó, trong tuần này, nhiều nhà lập pháp cảnh báo họ sẽ không ủng hộ một NAFTA không có Canada.

“Sẽ là một sai lầm lớn nếu làm chuyện này mà không có Canada”, Thượng nghị sỹ Dân chủ Ron Wyden tại ủy ban Thượng viện phụ trách giám sát thương mại, nhận định hôm 28/9. “Nó cơ bản giống như từ bỏ việc sửa đổi NAFTA”.

Hôm 26/9, ông Trump cho biết đã từ chối yêu cầu gặp mặt của Thủ tướng Trudeau. Trong khi đó, người phát ngôn của ông Trudeau nói thủ tướng Canada chưa từng đưa ra yêu cầu như vậy.

Một ngày sau, Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin cho hay Mỹ có thể tiếp tục thỏa thuận song phương với Mexico mà không cần nước láng giềng phía bắc.

“Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Mexico, vì sao chúng tôi lại không thể đạt được thỏa thuận với Canada chứ? Tôi hy vọng Canada có thể đồng ý với một số điều mục còn đang bỏ ngỏ”, CNN dẫn lời ông Mnuchin hôm 27/9.

Tổng thống Trump từng nói sẽ bỏ cái tên NAFTA mà thay vào đó là thỏa thuận mang tên USM, tức là US – Mexico, hoặc USMC nếu Canada tham gia.

My - Canada dat thoa thuan NAFTA sua doi hinh anh 2
Thỏa thuận giúp giải quyết quan ngại của Canada về thuế quan của Mỹ và mở đường cho nông dân Mỹ tham gia thị trường sản phẩm sữa của Canada. Ảnh: Reuters.

Các chuyên gia đàm phán của 3 nước đã bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi NAFTA từ năm 2017, sau khi ông Trump gọi đây là “thỏa thuận tệ nhất từng được ký” .

Hồi tháng 8, Mỹ đã thống nhất với Mexico về nội dung mới của thỏa thuận. Tuy nhiên, các vướng mắc với Canada vẫn còn khi ông Trump muốn Canada mở cửa thị trường sản phẩm sữa cho nông dân Mỹ, còn Canada muốn bảo vệ một cơ chế giải quyết xung đột thay vì những lời đe dọa áp thuế như ông Trump tuyên bố với ôtô nhập khẩu từ nước này.

Canada và Mexico là hai trong số những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Một thỏa thuận thiếu mất một trong hai có thể sẽ gây hỗn loạn đối với các doanh nghiệp dựa vào hàng nhập khẩu.

Giới doanh nghiệp tại Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối việc biến NAFTA thành thỏa thuận song phương bởi nền kinh tế 3 nước gắn kết chặt chẽ kể từ khi NAFTA có hiệu lực năm 1994. Thỏa thuận đóng vai trò xương sống trong kim ngạch thương mại trị giá 1.200 tỷ USD giữa 3 nước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 12 Tháng Mười 20183:12 SA