BÁN NƯỚC – CÁCH ĐỂ THÂU TÓM MỘT QUỐC GIA

Thứ Hai, 04 Tháng Sáu 20186:30 SA(Xem: 6246)
BÁN NƯỚC – CÁCH ĐỂ THÂU TÓM MỘT QUỐC GIA
BanNuocChoTau-hihoa
Khi nói về chủ đề “Bán Nước” chúng ta chủ yếu chỉ nhìn từ khía cạnh nước đang bị bán. Nhưng một giao dịch luôn cần hai bên. Nếu có bên bán nước thì có bên mua. Như tôi đã nói, tôi không thích dùng từ “bán nước” vì nó tạo ra nhiều sự hiểu lầm và hình thức và mô hình. Trước tiên vào bài, tôi sẽ giải thích một lần nữa về cái khái niệm gọi là Bán Nước.
Ranh giới giữa bán nước và hợp tác rất mong manh. Bán Nước không phải là đem quốc gia của mình, chia nó làm nhiều phần, định giá, rồi bán như một chai nước hay món hàng. Bán Nước là một khái niệm của việc cho đi sự ảnh hưởng của một quốc gia về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho một bên khác – và thường là có kết quả tiêu cực. Khác với khái niệm “Hợp Tác Phát Triển,” nơi cả hai đều có lợi, Bán Nước chỉ đem lại lợi ích cho một bên với thiệt hại cho bên còn lại.
Trong lịch sử thì đã có vô số lần khái niệm và triết lý này được áp dụng. Bằng những hình thức như mua chuộc, ảnh hưởng văn hóa, hối lộ, xâm chiếm từ từ hoặc lật đổ chế độ – gần như tất cả đế chế trong lịch sử đều đã một lần áp dụng. Thời Đế Chế La Mã, các hoàng đế và vị tướng đã dùng vàng để mua chuộc các lãnh đạo của phe địch để khỏi phải chiến đấu. Đến thời Đế Chế Châu Âu, họ cũng đã áp dụng nguyên lý tương tự để cai trị các thuộc địa. Rồi tới thời Hitler, ông ta đã áp dụng hình thức này để thâu tóm Áo. Bán Nước và Mua Nước ở đây chẳng có gì mới.
Vậy làm sao để thuyết phục người ta “Bán Nước” cho mình? Hãy nhìn và hỏi ngược lại, làm sao để mua hoặc thâu tóm một quốc gia khác? Đây là những 5 hình thức, mô hình, phương pháp hoặc biện pháp trong lịch sử.
1. Dùng tiền để mua chuộc lòng trung thành của lãnh đạo. Tại sao phải tốn binh sĩ để chiến đấu trong khi chỉ cần bỏ ra một ít tiền, chúng ta có thể biến địch thành bạn? Rồi giả vờ làm đồng minh, giao lưu và trao đổi văn hóa. Khi dân chúng mình đủ đông ở xứ đó thì xâm chiếm chẳng tốn một viên đạn.
2. Xây dựng một đội ngũ ủng hộ mình ở nước mình muốn chiếm. Như Hitler và Đảng Quốc Xã đã làm ở Áo. Để khi đưa quân vào thâu tóm, dân chúng ở đó không những không phản đối, họ còn chào mừng.
3. Tái xét chủ quyền lãnh thổ trong lịch sử. Vì tranh chấp lãnh thổ là trò chơi mạnh thắng yếu thua, chỉ cần đủ bằng chứng dù mập mờ cũng đủ cớ để tái chiếm lãnh thổ. Và vì đã mua chuộc tầng lớp lãnh đạo của nước đối phương nên việc xác định chủ quyền là điều quá dễ.
4. Thuyết phục người dân nói cùng thứ tiếng và có cùng văn hóa của mình đứng lên kêu gọi sáp nhập. Mặc dù họ đã sống xa quê mấy đời rồi. Đây là chiêu Nga dùng để thâu tóm Crimea, tất cả đều hợp pháp. Đó là tại sao ly khai là một điều cấm kỵ, vì một khi đã thiết lập tiền đề thì sẽ có lần sau. Những ai kêu gọi ly khai vùng lãnh thổ vì bất đồng quan điểm là đang suy nghĩ ngu xuẩn và thiển cận.
5. Rót thật nhiều vốn để đầu tư vào quốc gia đó, chẳng cần thâu tóm cũng làm chủ. Nhưng đây là ranh giới mong manh. Nói vậy thì Mỹ là đế quốc rồi, nhưng chẳng ai chửi Mỹ vì lợi ích luôn song phương. Nhưng nếu lợi ích là đơn phương thì đó là bán nước.
Có thể đây là bài phân tích thiển cận vì như đã nói, ranh giới giữa bán nước và hợp tác rất mong mạnh. Vì thế nên tôi không ưa gì từ “Bán Nước,” nhưng vì đó là thuật ngữ người thường hay dùng nên tôi phải sử dụng. Bán Nước là như vậy. Nó không phải là bán rồi mất đi một phần đất. Mà nó là sự mua chuộc và ảnh hưởng lợi ích với kết quả tích cực cho một bên và tiêu cực cho bên còn lại.
Hãy nhìn kết quả hay hậu quả của đất nước bạn rồi tự hỏi: “Đất nước mình đã bị bán hay chưa?”
Ku Búa @ Viet Conservative 2.0
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn