Giới trẻ Trung Quốc phát chán vì phải làm việc nhiều

Thứ Bảy, 02 Tháng Sáu 201810:00 CH(Xem: 5296)
Giới trẻ Trung Quốc phát chán vì phải làm việc nhiều
bbc.com
Denise Hruby BBC Capital

Thế hệ sinh ra hậu 90 không muốn làm thêm giờ. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thế hệ sinh ra hậu 90 không muốn làm thêm giờ.

Cuộc sống về đêm sôi động, các bảo tàng, các buổi hòa nhạc - Thượng Hải hứa hẹn đủ thứ để lôi kéo lớp người trẻ có tay nghề tới một thành phố đắt đỏ. Nhưng Li Zhepeng, 25 tuổi đến từ trung tâm Trung Quốc, không thích gì những thứ đó.

Thay vào đó, anh dành thời gian để làm việc ở văn phòng. Anh đến đó 9 giờ sáng sau 90 phút di chuyển ra vùng ngoại ô nơi mà công ty thương mại điện tử của anh thuê một văn phòng rẻ tiền, và anh thường rời đó khá lâu sau 8 giờ tối.


"Đôi khi, không có lý do gì để làm việc dài đến thế, chẳng qua là cả một nền văn hoá làm việc," Li nói. Các nhà chuyên môn trẻ được yêu cầu tuân theo một lịch làm việc mệt nhoài mà nó đã trở nên phổ biến ở các công ty Trung Quốc được gọi chung là 996: làm việc từ chín giờ sáng đến chín giờ tối, sáu ngày một tuần.

Từ chối ngày làm việc 12 giờ

Là một nhân viên cấp thấp tại một trang thương mại điện tử, Li được giao nhiệm vụ đăng tải những mô tả về đồ chơi và ba lô. Thậm chí anh còn được yêu cầu làm việc vào chủ nhật để trả lời tại nhà các câu hỏi của khách hàng từ Úc, Châu Âu hoặc Hoa Kỳ.

Với việc đó, Li nhận được mức lương 3.500 ND tệ một tháng (khoảng 560 đô la Mỹ). Nó chưa bằng một nửa tiền thuê một căn hộ một phòng ngủ ở xa trung tâm thành phố, vì vậy anh phải thuê chung một căn hộ nhỏ với 3 người khác.

Li nói rằng ban đầu anh cảm thấy mình không thể quá cầu kỳ: anh có bằng tiếng Anh, anh không thuộc một trong những lĩnh vực khoa học hay công nghệ được tìm kiếm, và anh đã theo học một trường đại học hạng xoàng. Nhiều bạn bè của anh đang còn thất nghiệp.

Nhưng dù sao anh cũng trở thành một phần của hiện tượng mà các chuyên gia đã bắt đầu nhận thấy: những người trẻ có tay nghề không chấp nhận các công ty muốn mình phải làm việc suốt ngày đêm.

Đứng đầu là lớp 'người thiên niên kỷ' (trên dưới 30 tuổi), thường được giáo dục tốt hơn, có ý thức rõ hơn về quyền của mình và quan tâm hơn đến việc tìm kiếm điều gì đó thỏa mãn hơn so với thế hệ trước. Và vì là con một trong gia đình (chính sách một con của Trung Quốc chỉ được nới lỏng sau 2015), nên họ trực tính và được nuông chiều.

"Theo kinh nghiệm của tôi, những người trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ sinh ra hậu 90, không muốn làm thêm giờ, họ vì bản thân nhiều hơn," chuyên gia về quyền lao động Li Jupeng nói, ông là một trong nhiều người đã quan sát thấy một số 'người thiên niên kỷ' thách thức khái niệm 996.

Sự sung túc tương đối của cha mẹ và ông bà của họ là một phần của lý do. Sự chuyển đổi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã làm tăng tầng lớp trung lưu, với gần 70% là dân số đô thị, kiếm được từ 9.000 đến 34,000 đô la Mỹ hàng năm vào năm 2012. Năm 2000, con số đó chỉ là 4%.

Do đều là con một, 'lứa thiên niên kỷ' được sự hỗ trợ của gia đình, kể cả một mạng lưới an toàn tài chính nếu sự nghiệp bị trục trặc.

Mặc dù các cách chống đối của họ cũng chỉ có giới hạn, một số không còn muốn làm việc nhiều giờ để nhận đồng lương ít ỏi.

Nguy hiểm pháp lý

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Quy tắc 996” của Trung Quốc, làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần, không hợp với thế hệ trẻ nhất của Trung Quốc.

Thí dụ, Li đã quyết định nhanh chóng rằng anh đã không đến Thượng Hải để dành từng giờ trực làm việc tại văn phòng hoặc để đi đi về về hàng ngày.

"Mình sẽ phải làm việc ngày đêm và hết sức mệt mỏi," Li nói. "Nhưng nếu mình phàn nàn thì họ sẽ nói là có thể thôi ngày và tìm việc khác." Chỉ sau 20 ngày làm việc, anh đã xin thôi việc.


Ở một số trường hợp, những người lao động trẻ này đã kiện chủ hãng. Đó là theo một báo cáo của Zhang Xiaolin, một cố vấn pháp lý cấp cao tại Wusong Network Technology (một công ty tư vấn luật tại Bắc Kinh) và công ty đầu tư mạo hiểm China Growth Capital.

"Về mặt lý thuyết, một lịch làm việc 1996 là trái luật," bà nói. Các công ty có thể nộp đơn xin giấy phép đặc biệt để thực hiện lịch làm việc 996 nếu doanh nghiệp của họ đảm bảo được việc này. Ví dụ, phi công hoặc người lái tàu, có thể làm việc với ca nhiều hơn 8 giờ theo luật pháp Trung Quốc. Nhưng các doanh nghiệp thương mại điện tử như nơi Li làm việc thì không đủ điều kiện.

"Vì vậy, ngay cả khi các công ty này cố gắng áp dụng làm việc nhiều giờ như vậy, thì hầu hết sẽ không được cơ quan quản lý lao động phê duyệt," Zhang nói. Trong tranh chấp pháp lý, người làm thuê có lợi thế hơn

Không phải chỉ là số giờ, mà cả tiền trả nữa, hơn 40% số người khởi nghiệp được phỏng vấn không có được một cơ chế bồi thường rõ ràng khi làm thêm giờ, bà nói thêm.

Trong công việc thứ hai của mình, cũng tại một công ty thương mại điện tử, Li đã tự tin hơn. Anh đã yêu cầu bà chủ của mình một khối lượng công việc đủ làm và đôi lúc có thể ra về đúng giờ. Bà chủ đồng ý.

Đối với hầu hết các đồng nghiệp của anh, dám nói thẳng là việc dũng cảm. "Họ nói tôi là thần tượng của họ," anh nói.

Sự xuất hiện một lịch trình trừng phạt

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption ‘Thế hệ thiên niên kỷ’ ở Trung Quốc được giáo dục tốt, có ý thức hơn về quyền của mình và tìm kiếm công việc có giá trị. Do vậy họ phản ứng lại với quy tắc 996

Có những lý do lịch sử đằng sau sự xuất hiện của nền văn hóa 996.

Khi bối cảnh công nghệ và khởi nghiệp của Trung Quốc bắt đầu nở rộ vào đầu những năm 2000, hầu hết các công ty đều tìm kiếm nhân viên sẵn sàng làm việc suốt ngày đêm, là điều giúp một số trong số các công ty phát triển thành công ty lớn nhất của đất nước. Thí dụ công ty công nghệ Tencent là một trong 5 công ty có giá trị nhất trên thế giới.


"Trong 10 hoặc 15 năm qua, văn hóa công việc cực kỳ mãnh liệt," William Bao Bean, một nhà tư bản đầu tư mạo hiểm và giám đốc điều hành công ty khởi động Chinaccelerator, nói.

Và bởi vì các công ty công nghệ của Trung Quốc, là những công ty đầu tiên không trả tiền cho làm việc ngoài giờ, hiện đang là những người sử dụng lao động lớn nhất, còn các công ty trong các lĩnh vực khác cũng bắt đầu bắt nhân viên làm việc nhiều giờ hơn nhằm cố gắng có được thành công bằng họ.

Việc bình thường hóa thời gian làm thêm không được trả tiền đã dẫn đến việc phát minh ra cụm từ 996, tuy nhiên Bao Bean nói rằng chính sự tồn tại của cụm từ này cũng là dấu hiệu cho thấy thái độ có thể đang thay đổi.

"Thực tế là bây giờ có một từ dành cho nó và rằng chúng ta đang có một cuộc trò chuyện về điều này cho thấy thị trường lao động đang trưởng thành hơn lên," ông nói.

Tuy nhiên, Bao Bean nói rằng những người thích môi trường làm việc của họ thì không than phiền về số giờ. Các công ty, truyền cảm hứng được cho nhân viên của họ, đang cung cấp các gói đãi ngộ tốt và có tiếng tăm, thì họ có thể tìm được người làm việc kiểu 996 mà không có khiếu nại gì, ông nói.

"Trung Quốc đã chuyển từ một xã hội bảo gì làm nấy sang một xã hội làm theo ý muốn, và đó cũng là một điều mang tính thiên niên kỷ," ông nói.

Nhà phát triển phần mềm Johnson Wu làm việc 6 ngày một tuần, khoảng một nửa trong đó là theo lịch 9-9, không nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác mà anh có thể làm việc. Thường thì anh về nhà quá muộn để đưa con mình đi ngủ và anh đã không xem phim TV nhiều tập từ nhiều năm nay.

Nhưng công ty ông là Huawei, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc về doanh thu, phát triển nhanh hơn cả đối thủ cạnh tranh Apple. Việc trả tiền công là tốt và tên công ty của ông được tôn trọng. Khi ông giới thiệu mình là thành viên của hãng đó, mọi người gật đầu nể nang.

Li đang cố gắng tìm một cái gì đó tương tự, một công việc có ý nghĩa, có thể nhiều tiền hơn hoặc ít nhất là cơ hội để phát triển chuyên môn hơn. Anh rời bỏ công việc thứ hai sau khoảng ba tháng mặc dù việc thương thảo là thành công. Công việc đó, anh nói, không làm anh hài lòng và anh không hòa hợp được với chủ hãng.

Anh ta sống nhờ vào tiền tiết kiệm ít ỏi và nói rằng cha mẹ anh đã đề xuất hỗ trợ anh về tài chính, trong khi anh mường tượng cuộc đời rồi sẽ thế nào. Hiện tại, anh đang dự phỏng vấn một công việc ở một công ty du lịch ở Fiji. Và trong khi chờ đợi, anh nói: "Tôi sẽ thư giãn."

Bài tiếng Anh trên BBC Capital.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn