Bí mật động trời của ĐCSTQ có liên quan đến cha của Tăng Khánh Hồng

Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 20232:57 CH(Xem: 917)
Bí mật động trời của ĐCSTQ có liên quan đến cha của Tăng Khánh Hồng

Bí mật động trời của ĐCSTQ có liên quan đến cha của Tăng Khánh Hồng

Cha của Tăng Khánh Hồng, Tăng Sơn, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, bị phe tạo phản phát hiện ông ta đã có cuộc đàm phán bí mật với quân xâm lược Nhật Bản. Sau khi có người đến Cục Lưu trữ Trung ương để xác minh đương án, sự việc đã gây hoang mang toàn Trung Nam Hải, đây là bằng chứng cho thấy ĐCSTQ phản quốc.

Cha của Tăng Khánh Hồng, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, phó chủ tịch nước, tên là Tăng Sơn.

Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Tăng Sơn giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ, bị quân tạo phản công kích. Họ biết được ông này đã bí mật đàm phán hòa bình với phát xít Nhật, là một “Hán gian” phải bị đả đảo. Nhưng một phe phái khác trong Bộ Nội vụ lại muốn bảo vệ Tăng Sơn. Hai phe không ai chịu nhượng bộ, vụ này nháo đến mức hai phe sắp sửa đánh nhau.

Phải làm gì? Lúc này có người đề xuất: Đến Cục Lưu trữ Trung ương để kiểm tra xác minh lịch sử đương án được lưu trữ ở đó, xem cho rõ ràng. Nhưng vừa tra hồ sơ, liền tra ra một bí mật động trời của ĐCSTQ.

Hôm nay, dựa trên bài viết “Sự thật về vụ án ‘Trộm cắp bí mật cốt lõi của Cục Lưu trữ Trung ương’” của Tôn Vũ Đình, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp thuộc Bộ Công an của ĐCSTQ, kể lại cho các bạn nghe về bí mật này.

Kỳ nhân Tăng Sơn

Tăng Sơn sinh ra ở Cát An, tỉnh Giang Tây năm 1899, gia nhập ĐCSTQ năm 1926. Ngày 7 tháng 11 năm 1931, đúng lúc Phát xít Nhật xâm chiếm ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, ĐCSTQ, dưới sự kiểm soát của ĐCS Liên Xô, đã thành lập nước “Cộng hòa Xô viết Trung Hoa” tại tỉnh Giang Tây ngay trong lòng nước Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tăng Sơn khi đó giữ chức vụ Ủy viên Trung ương ĐCSTQ. Năm 1934, Tăng Sơn giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ nước “Cộng hòa Xô viết Trung Hoa”, năm 1935 ông ta đến “Trường Quốc tế Lênin” của Liên Xô để tiếp thụ đào tạo.

Năm 1937, sau khi cuộc kháng chiến chống Phát xít Nhật bùng phát, Tăng Sơn làm công tác tình báo ngầm ở các khu vực do Quốc dân đảng quản lý trong một thời gian dài, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng là tiến hành các cuộc hòa đàm bí mật với quân xâm lược Nhật Bản theo chỉ thị của Trung ương ĐCSTQ, nhằm tạo điều kiện “cùng tồn tại hòa bình” giữa quân Phát xít Nhật và lực lượng Tân tứ quân do ĐCSTQ lãnh đạo.

Vladimirov, ủy viên đặc biệt của Quốc tế Cộng sản tại Diên An, đã viết trong “Nhật ký Diên An”: 

“Tôi vô tình nhìn thấy một cuộc gọi từ trụ sở của lực lượng Tân tứ quân. Báo cáo của Tổng bộ chứng thực hoàn toàn rõ ràng rằng giữa phía Mao và Bộ tư lệnh tối cao của quân Nhật đã trường kỳ duy trì liên lạc……. Bức điện báo cũng cho thấy chắc chắn rằng các báo cáo liên quan về việc liên lạc với Bộ tư lệnh quân Nhật là được định kỳ gửi đến Diên An.”

“Diệp Kiếm Anh nói với Mao, rằng tôi đã biết nội dung bức điện do Tân Tứ quân gửi tới. Chủ tịch (Mao) đã giải thích cho tôi rất lâu tại sao các nhà lãnh đạo (ĐCSTQ) quyết định thiết lập liên lạc với Bộ Tư lệnh quân xâm lược Nhật Bản.”

Nội dung của nhật ký này chứng thực: Trong thời kỳ kháng chiến chống Phát xít Nhật, đã có sự thông đồng giữa ĐCSTQ và quân xâm lược Nhật Bản.

Căn cứ theo tài liệu lịch sử được công khai xuất bản, đương thời, bên phía ĐCSTQ tham gia hòa đàm bí mật với quân Nhật có 4 người: Nhiêu Sấu Thạch, Phan Hán Niên, Dương Phàm và Tăng Sơn. Kết quả của cuộc đàm phán bí mật là: Trong 8 năm kháng chiến chống Nhật, Tân tứ quân và quân Nhật chưa bao giờ đánh một trận ra trò, về cơ bản họ đã đạt được “chung sống hòa bình” với nhau.

Sau khi ĐCSTQ kiến chính năm 1949, Tăng Sơn lần lượt giữ chức vụ ủy viên Quốc vụ viện, bộ trưởng Bộ Công nghiệp Dệt may, phó chủ nhiệm Ủy ban Chính trị và Quân sự Hoa Đông, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế, bộ trưởng Bộ Thương mại, bộ trưởng Bộ Giao thông, bộ trưởng Bộ Nội vụ, v.v.

Trung ương ĐCSTQ bảo vệ Tăng Sơn

Ngày 16/5/1966, “Cách mạng Văn hóa” nổ ra, Tăng Sơn bị coi là “phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, bị tấn công. Khi đó, Bộ Nội vụ có tổng cộng hơn 400 người và bảy tổ chức quần chúng, chia thành hai phe lớn: một phe muốn đả đảo Tăng Sơn, phe kia muốn bảo vệ Tăng Sơn.

Một ngày tháng 9 năm 1967, phe “đả đảo” đưa Tăng Sơn đến Cung Văn hóa Nhân dân Lao động để phê đấu, chuẩn bị thi hành nhục hình với Tăng. Tôn Vũ Đình, nhân viên liên lạc của Văn phòng Nội vụ của Quốc vụ viện, đã báo cáo tình hình với Nghiêm Hữu Dân, phó chủ nhiệm Văn phòng Nội vụ của Quốc vụ viện, và Nghiêm Hữu Dân ngay lập tức báo cáo sự việc cho phó thủ tướng Tạ Phú Trị và thủ tướng Chu Ân Lai.

Sau khi Chu Ân Lai biết chuyện, ông ta đã viết một văn kiện dưới danh nghĩa Trung ương ĐCSTQ, yêu cầu Văn phòng Nội vụ gửi đi càng nhanh càng tốt. Văn kiện này bao gồm bốn điều:

Thứ nhất, sai lầm của Tăng Sơn có thể phê phán, nhưng tính chất thế nào thì phải do Trung ương quyết định. Thứ hai, hoạt động của Tăng Sơn tuân theo mệnh lệnh của Trung ương, phe tạo phản không thể can thiệp. Thứ ba, học sinh không được can thiệp vào sự vụ của Bộ Nội vụ, phải lập tức rút lui. Thứ tư, mở hội phê phán cái kiểu dùng nhục hình buộc người ta phải nhận tội là sai trái, vi phạm quy định của Trung ương, tương lai sẽ không được phép dùng nhục hình và nhục hình biến tướng nữa. Đây là sự bảo vệ mà Chu Ân Lai thực thi cho Tăng Sơn dưới danh nghĩa Trung ương ĐCSTQ.

Lần nữa bị công kích

Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1967, phe tạo phản trong Bộ Nội vụ, dựa trên thông tin về mối liên hệ của Tăng Sơn với người Nhật do nhân viên tình báo của ĐCSTQ cung cấp trong kháng chiến chống Phát xít Nhật, tin rằng Tăng Sơn là một “gián điệp Nhật” và một “Hán gian” phản quốc, phải bị đả đảo.

Tăng Sơn giải thích, rằng khi còn là bộ trưởng tổ chức của Tân Tứ quân, ông xác thực có tiếp xúc với người Nhật theo chỉ thị của Trung ương đảng, nhưng mọi hành động đều kịp thời dùng điện báo báo cáo về Trung ương đảng để xin chỉ thị và được phê chuẩn.

Trong Bộ Nội vụ có hai phe tổ chức quần chúng, một phe không tin những gì Tăng Sơn nói, nhất quyết muốn đả đảo ông ta; phe còn lại tin những gì Tăng Sơn nói, hai phe cãi nhau ầm ĩ đến mức suýt nữa thì đánh nhau.

Tại một lần hội nghị, Tôn Vũ Đình đề nghị: “Vì Tăng Sơn nói rằng hết thảy mọi hoạt động đều đã được Trung ương đảng phê chuẩn, nên chúng ta có thể phái người đến Cục Lưu trữ Trung ương để kiểm tra hồ sơ lịch sử, thì vấn đề mới có thể làm rõ.” Đương thời, phó thủ tướng Quốc vụ viện Tạ Phú Trị có mặt tại đó, và Nghiêm Hữu Dân, phó chủ nhiệm Văn phòng Nội vụ của Quốc vụ viện, đều đồng tình quyết định: Tôn Vũ Đình sẽ kiểm tra hồ sơ đương án.

Để truy cập các tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ, phải tuân thủ các thủ tục phê duyệt nghiêm ngặt. Tôn Vũ Đình đã viết báo cáo, Nghiêm Hữu Dân và Tạ Phú Trị lần lượt ký đồng ý. Sau đó, Tôn Vũ Đình lấy văn kiện phê duyệt, lái xe đến Cục Lưu trữ Trung ương cùng với Triệu Tuyết Doanh, một nhân viên công tác của Văn phòng Nội vụ. Đại diện quân sự của Cục Lưu trữ đọc văn bản phê duyệt và cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào vào Cục Lưu trữ Lịch sử Trung ương cũng phải được phê chuẩn của chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp Trung ương, nếu không sẽ không được tiếp đãi.

Tôn Vũ Đình báo cáo với Nghiêm Hữu Dân, Nghiêm Hữu Dân đến gặp Uông Đông Hưng, chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp Trung ương, lấy chữ ký để hoàn tất thủ tục. Sau đó, nhân viên Cục Lưu trữ Trung ương đã tìm thấy 4 bức điện báo về hoạt động này, trong đó có báo cáo của Tăng Sơn và văn bản phê chuẩn chính thức của Trung ương đảng, trong đó có chữ ký của Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Nhậm Bật Thời và Khương Sinh. Những hồ sơ này chứng minh những gì Tăng Sơn nói xác thực là đúng.

Tôn Vũ Đình cảm thấy mình đã làm đúng, tâm lý rất vui mừng. Sau khi giao tiếp với đại biểu quân đội, ông trích ra được những nội dung liên quan từ bốn bức điện báo. Sau khi trở về cơ quan, ông chưa kịp ăn uống, lập tức soạn thảo một bản báo cáo có chữ ký của Nghiêm Hữu Dân và Tạ Phú Trị, rồi gửi lên Trung ương đảng.

Cuộc điều tra mang đến đại họa

Kết quả là phản hồi từ Trung ương ĐCSTQ đã khiến Tôn Vũ Đình ngạc nhiên. Tôn Vũ Đình sau đó kể lại, rằng một ngày vào tháng 10 năm 1967, Tạ Phú Trị tức giận đến văn phòng của Nghiêm Hữu Dân và mất bình tĩnh.

Sau khi Tạ Phú Trị rời đi, Nghiêm Hữu Dân đến văn phòng của Tôn Vũ Đình, cười gượng nói: Để chứng minh Tăng Sơn vô tội, chúng tôi đã đến Sở Lưu trữ Trung ương để kiểm tra hồ sơ lịch sử, đó là một điều tốt. Tuy nhiên, điều này đã khiến một vị lãnh đạo trung ương tức giận, cho rằng đây là sự hồ đồ chính trị, cần phải điều tra. Tạ đã yêu cầu mỗi người chúng ta viết bản kiểm điểm báo lên Trung ương.

Tôn Vũ Đình hỏi: Đó là vị lãnh đạo trung ương nào? Nghiêm nói: Tạ Phú Trị không nói gì cả. Tôn Vũ Đình và những người khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo yêu cầu của Tạ, kiểm điểm bản thân đã phạm sai lầm chủ nghĩa khách quan.

Một tuần sau, Tạ Phú Trị thông báo cho Nghiêm Hữu Dân, Triệu Tuyết Doanh và Tôn Vũ Đình về một cuộc họp.

Tạ Phú Trị nói: “Kiểm điểm của các cậu đều không sâu sắc. Hiện tại tuyên bố quyết định kỷ luật: Tôn Vũ Đình bị cảnh cáo nghiêm trọng trong đảng.” Sau đó, ông ta lại nói: “Chuyện này liên quan đến những bí mật cốt lõi, nếu các cậu còn giữ trong tay bất kỳ mẩu giấy nào về chuyện này, thì hãy giao ra ngay. Từ nay trở đi, nếu phát hiện có người tiết lộ bí mật, sẽ không khách khí.” Nói xong ông ta rời đi.

Tôn Vũ Đình cho rằng trận phong ba này đã đủ trớ trêu lắm rồi, không ngờ ngay sau đó lại phát sinh sáu sự kiện lớn khác:

Thứ nhất: Toàn bộ hồ sơ của Bộ Công an bị niêm phong, và toàn bộ nhân sự quản lý hồ sơ đều bị thay thế.

Thứ hai: Tôn Vũ Đình được xác định là người “đánh cắp bí mật cốt lõi từ Cục Lưu trữ Trung ương”.

Thứ ba: Quân đội tiếp quản hoàn toàn Bộ Công an.

Thứ tư: Văn phòng Nội vụ của Quốc vụ viện bị giải tán.

Thứ năm: Nghiêm Hữu Dân bị giam ở Nhà tù Tần Thành trong bốn năm.

Thứ sáu: Uông Đông Hưng, Tạ Phú Trị phải dùng đến kế “núp trời qua biển”, tung hỏa mù để lẩn trốn trách nhiệm.

Thế nào gọi là kế “núp trời qua biển”?

Sự việc này xảy ra khi Tạ Phú Trị đang thẩm vấn Tôn Vũ Đình. Khi đó Tôn Vũ Đình nói rằng bản thân đã đến Cục Lưu trữ Trung ương để kiểm tra hồ sơ, Tạ Phú Trị, Uông Đông Hưng và Nghiêm Hữu Dân đều đã ký đồng ý.

Tạ Phú Trị quay sang Uông Đông Hưng nói: “Tôi có phê duyệt báo cáo. Nhưng cậu đã phê đồng ý nó.” Uông Đông Hưng nói với Tạ: “Bác là phó thủ tướng cơ mà! Những sự tình bác đã đồng ý, tôi có thể không đồng ý sao?” Sau đó, Uông Đông Hưng quay sang đại biểu quân sự của Cục Lưu trữ Trung ương, nghiêm nghị nói: “Cục Lưu trữ có chế độ, những hồ sơ cơ mật như thế này không thể sao chép được, các cậu tại sao không chấp hành chế độ đó?” Đại biểu quân đội trả lời, nói: “Có phê thị của phó thủ tướng Tạ, không thể không cho sao chép!”

Sau khi hỏi đại biểu quân đội một vài câu hỏi, Uông Đông Hưng quay sang một người mặc quân phục đang ghi chép và nói: “Chuyển báo cáo đó tới đây, tôi sẽ xem xét!”

Sau khi đọc bản báo cáo, Uông Đông Hưng nói với Tạ Phú Trị: “Hãy nhìn xem, bản báo cáo này được viết trên giấy bản thảo có viền rộng. Chữ chúng ta phê đều được đặt ở khoảng trống không phía bên phải của tờ giấy, nếu chúng ta cắt bỏ mấy chữ đó ​​của mình, thì báo cáo này sẽ không gây hại gì cả.” Tạ nói: “Đó là một biện pháp hay!”

Vì vậy, Uông Đông Hưng đã yêu cầu nhân viên ghi chép tìm kéo và diêm, cắt bỏ những từ chính họ đã phê duyệt ngay tại chỗ, và đốt bỏ chúng. Bằng chứng về việc Vương và Tạ phê chuẩn hồ sơ đã bị tiêu hủy đi theo cách này.

Sự tình đã nháo đến mức này rồi, rốt cuộc vấn đề là gì?

Theo lẽ thường, vì mục đích bảo vệ Tăng Sơn, Tạ và Uông đã chấp thuận việc kiểm tra các hồ sơ liên quan, đây là chuyện thường lệ. Tuy nhiên, sau khi báo cáo do Tôn Vũ Đình soạn thảo được trình lên Trung ương, nó đã dẫn khởi một sự hoảng loạn cực đại.

Có tật ắt giật mình. Trong giới lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ, những ai lo sợ cuộc hòa đàm bí mật với quân xâm lược Nhật Bản sẽ bị lộ ra ngoài? Đó chắc hẳn là người đã đích thân ký lên bức điện báo xin chỉ thị của Tăng Sơn trong kháng chiến chống Nhật. Nói cụ thể hơn, đó là chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung ương ĐCSTQ, thủ tướng Chu Ân Lai của Quốc vụ viện và Khương Sinh, cố vấn của tiểu Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương.

Bởi vì trong thâm tâm, họ biết rằng trong khi binh sĩ của Chính phủ Quốc dân đảng đang huyết chiến với quân đội Nhật Bản, họ đã cử Tăng Sơn bí mật đàm phán hòa bình với quân đội Phát xít Nhật nhằm đạt được sự chung sống hòa bình giữa quân Nhật và ĐCSTQ, đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng “tư thông với giặc bán nước”.

Nếu không làm gì xấu, sao phải sợ ma gõ cửa?

Những việc này là do chính ĐCSTQ làm ra, chứ không phải do cái gì là “các thế lực thù địch trong và ngoài nước”. ĐCSTQ vì đã từng bán nước để yên thân, lo sợ rằng sự thật về việc nó thông đồng với quân xâm lược Nhật Bản sẽ bị người dân Trung Quốc biết đến.

Khi đó, phe tạo phản trong Bộ Nội vụ khẳng định, cha của Tăng Khánh Hồng, Tăng Sơn, là “Hán gian”, và họ thực sự không buộc tội ông ta một cách oan uổng.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn