Samsung dịch chuyển thành công ra khỏi Trung Quốc

Chủ Nhật, 21 Tháng Năm 20233:00 CH(Xem: 1184)
Samsung dịch chuyển thành công ra khỏi Trung Quốc

Samsung dịch chuyển thành công ra khỏi Trung Quốc

"Giảm rủi ro" là một thuật ngữ thông dụng mới nhằm mô tả chiến lược của các chính phủ phương Tây đối với Trung Quốc. Ý tưởng cơ bản là: Giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong sản xuất, đặc biệt là đối với các mặt hàng công nghệ chủ chốt.

Được thúc đẩy bởi cả nhu cầu địa chính trị và thương mại, xu hướng này có vẻ sẽ phổ cập hơn nữa trong tương lai. Các nhả sản xuất đã bắt đầu tích cực tìm kiếm những lựa chọn khác thay thế. Tuy nhiên, việc chuyển dịch một phần khỏi cơ sở sản xuất tại Trung Quốc nhìn chung khá khó khăn.

Theo tờ Wall Street Journal, Samsung là một ví dụ điển hình về việc di dời thành công các bộ phận lớn trong bộ máy sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.

Trên thực tế, Samsung vẫn có các hoạt động quan trọng tại Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động kinh doanh chip nhớ. Tuy nhiên, nếu xét theo quy mô nhân viên thì Samsung đã dịch chuyển dần ra khỏi Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Gã khổng lồ công nghệ rời bỏ Trung Quốc, Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu của nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới - Ảnh 1.

Gã khổng lồ công nghệ rời bỏ Trung Quốc, Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu của nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Báo chính phủ

Theo báo cáo Phát triển bền vững năm 2014, Samsung có hơn 60.000 nhân viên tại Trung Quốc trong năm 2013, nhưng con số đó đã giảm xuống dưới 18.000 nhân viên vào năm 2021. Bên cạnh đó, Samsung đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của hãng tại Trung Quốc trong năm 2019.

Việc nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới thành công rời bỏ Trung Quốc có thể khiến các công ty khác lạc quan hơn trong xu hướng "giảm rủi ro". Tuy nhiên, thành công của Samsung có liên quan tới các yếu tố thị trường mà Apple khó có thể "sao chép" được.

Ví dụ, thị phần điện thoại thông minh của Samsung tại Trung Quốc đã bị lấn lướt từ giữa nhưng năm 2010 do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty nội địa Trung Quốc như Xiaomi – hãng này đã cho ra đời các mẫu điện thoại thông minh Android với giá cả phải chăng hơn.

Mặt khác, Samsung hiện là thương hiệu bán chạy nhất ở Ấn Độ và Đông Nam Á, tức là nếu chuyển sản xuất về Ấn Độ hoặc các quốc gia Đông Nam Á khác, hãng có thể sản xuất và bán một lượng lớn sản phẩm của mình ở cùng một nơi. Trong khi đó, Apple – với mức giá cao – sẽ gặp khó khăn với điều này, đặc biệt là tại thị trường Ấn Độ - nơi cân nhắc nhiều về giá cả.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà cả Apple và Samsung phải đối mặt, đó là ngay cả khi đã di dời bộ phận lắp ráp sản phẩm cuối cùng ra khỏi Trung Quốc, họ vẫn phải phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp tại đây.

Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 năm 2020, Samsung cũng phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung khi các linh kiện từ Trung Quốc đột ngột khan hiếm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20183:30 SA
Trong suốt một năm qua, từ ngày Tổng thống Donald J. Trump lên nhận chức, vấn đề nhập cư vào Mỹ đã là đề tài nóng vì chủ trương mới của lãnh đạo Mỹ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20181:00 SA
Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:01 SA
Phải thế chứ! Đơn nó gửi thanh tra tố cáo tội tham nhũng của Báu, nguyên Giám đốc Sở đã được xem xét
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20173:25 CH
Anh nuôi một bầy sói /Để xua đi cắn người. Và tưởng anh là nhất. /Vâng, anh mạnh nhất đời.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:16 SA
Giới cầm quyền cho hay Khối Cờ Đỏ do nhân dân ‘’tự động‘’ thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.