Hộp kem đánh răng dẫn đến án tử hình

Thứ Sáu, 19 Tháng Năm 20239:00 SA(Xem: 1010)
Hộp kem đánh răng dẫn đến án tử hình

Cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” kéo dài mười năm được gọi là “Mười năm hạo kiếp”. Đây là thập kỷ ĐCSTQ hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Quốc, là thập kỷ ĐCSTQ bất chấp hiến pháp, điên cuồng đả đảo tất cả những phần tử trí thức dám nói lời thật, là thập kỷ hàng triệu người im lìm trong tang tóc.

Nhưng mười năm đó, vẫn có những người dám đứng thẳng lưng mà nói, giống như một chút ánh sao trong đêm đen, xuyên qua màn đêm tưởng như vô tận. Trong trại cải tạo lao động ở Tây Bắc Trung Quốc, có một “phái hữu” tên là Lục Cẩm Bích, ông chính là một người như vậy. Bất chấp bầu không khí chính trị căng thẳng, hay hoàn cảnh khắc nghiệt tà ác đến đâu, ông đều bảo trì nhuệ khí, tư duy độc lập, viết nên cuốn sách “Vạn ngôn thư” chấn động địa cầu trong niên đại của chủ nghĩa cánh tả cực đoan điên cuồng.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến với “Trăm Năm Chân Tướng“! Hôm nay, chúng ta sẽ chủ yếu căn cứ những sự thật lớn mà ông đã nói dựa trên bài báo “Lục Cẩm Bích, người thà bị bẻ gãy chứ không uốn mình” của Hác Thiết Xuyên, giáo sư Đại học Chính pháp Hoa Đông.

Thư sinh chịu nhiều bất hạnh

Lục Cẩm Bích sinh ra ở Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang vào năm 1929, được nhận vào Viện Luật của Đại học Nam Kinh vào năm 1950. Tháng 8 năm 1952, ĐCSTQ điều chỉnh các khoa và phòng ban theo mô hình Xô Viết, khoa chính trị và khoa pháp luật của bảy trường đại học ở Hoa Đông được hợp nhất để thành lập Học viện Chính Pháp Hoa Đông. Tháng 7 năm 1953, Lục Cẩm Bích tốt nghiệp Học viện Chính Pháp Hoa Đông, lưu lại trường làm trợ giảng.

Năm 1957, Lục Cẩm Bích vì hưởng ứng lời hiệu triệu của ĐCSTQ với “Hai điểm phê bình và kiến nghị đề xuất với đảng ủy Học viện”, mà bị đả thành “phái hữu” và bị đưa đến Thanh Hải để cải tạo lao động, mãi đến tháng 9/1961 mới được cởi bỏ cái mũ “phái hữu”.

Năm 1964, khi trở lại Thượng Hải thăm họ hàng, ông được giới thiệu Dương Lê Minh, con gái của luật gia Dương Triệu Long, hai người bàn tính chuyện cưới xin. Cách đó không lâu, Dương Triệu Long đã bị Cục Công an Thượng Hải bắt giữ vì tình nghi phạm “tội phản cách mạng lịch sử, tội phản quốc đầu hàng địch”. Lúc này Lục Cẩm Bích bước vào nhà Dương, vô cớ bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án của Dương Triệu Long.

Ngày 30 tháng 10 năm 1964, Lục Cẩm Bích bị bắt giữ, bị giam tại Nhà tù thành Tây Ninh trong 45 ngày, bị thẩm vấn 7 lần. Cuối cùng được xác minh: Lục Cẩm Bích không liên quan gì đến vụ án Dương Triệu Long. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo có liên quan cho rằng, ông có tư tưởng phản động, thái độ ác liệt, quyết định khai trừ công chức, đeo lại cái mũ “cánh hữu”, đưa đi lao động cải tạo ba năm.

Đầu tiên Lục Cẩm Bích bị áp giải đến một trại lao động tập trung của phái hữu ở chân dãy núi Kỳ Liên ở Hải Bắc. Sau đó điều chuyển đến Hoàng Nam, cuối cùng đến Y Khắc Cao Ly ở biên duyên lưu vực Qaidam để lao động khổ sai.

Cuốn sách “Vạn ngôn thư” kinh thiên động địa

Trước tháng 8 năm 1969, dựa trên nhiều năm suy nghĩ về các vấn đề hiện thực của Trung Quốc, Lục Cẩm Bích đã viết một cuốn “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, còn được gọi là “Vạn ngôn thư”, nội dung tương đối táo bạo và cứng rắn. Điều chủ yếu nói gì?

Đầu tiên, phê bình “Vụ án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong” được chế tạo ra vào năm 1955 là vi hiến.

“Vụ án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong” là “nhà tù văn tự” quy mô lớn đầu tiên do ĐCSTQ chế tạo ra sau khi đoạt chính quyền. Toàn quốc tổng cộng có hơn 2.100 người đã bị thanh tra, 92 người bị bắt giữ, 62 người bị cách ly, và 73 người đã bị đình chỉ chức vụ để tự kiểm điểm.

Nguyên nhân trực tiếp khiến Hồ Phong bị bức hại là do ông đã viết một báo cáo gửi Bộ Chính trị ĐCSTQ, nói lên sự thật về một số vấn đề lý luận văn nghệ.

Lục Cẩm Bích tin rằng, Hiến pháp của ĐCSTQ được thông qua vào tháng 9 năm 1954 đã quy định rõ ràng rằng công dân được hưởng các quyền tự do ngôn luận, và bí mật thư tín được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, chỉ nửa năm sau khi hiến pháp được thông qua, nó đã bị chà đạp. Những bức thư riêng của Hồ Phong đã được công bố công khai như một tội chứng của ông. “Vụ án tập đoàn phản cách mạng Hồ Phong” không được công khai thẩm lý, kết quả cũng không được công khai trước công chúng.

Lục Cẩm Bích tin rằng một ngày nào đó lịch sử bị lật ngược này sẽ lật ngược lại một lần nữa, và những cáo buộc tội danh đối với Hồ Phong và những người khác sẽ bị lật tẩy.

Điểm thứ hai Lục Cẩm Bích phê phán: Cuộc vận động phản hữu năm 1957 là bức hại phần tử trí thức.

Vận động phản cực hữu là cuộc vận động được phát động nhằm bức hại phần tử trí thức có tính toàn quốc đầu tiên sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền. Chính quyền công bố con số 55 vạn người cánh hữu bị nhắm đến, nhưng con số thực tế có thể nhiều hơn, một thuyết pháp cho rằng có tới 4,6 triệu người đã bị bức hại.

Ban đầu, ĐCSTQ liên tục động viên phần tử trí thức tự do ngôn luận “giúp đảng chỉnh phong”. Nhưng chưa qua được bao lâu, ĐCSTQ liền coi những người đã “giúp đảng chỉnh phong” nói thành “tấn công điên cuồng vào đảng”; “Người phát ngôn vô tội” bị biến thành “người phát ngôn có tội”; việc phản đối chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa tông phái của ĐCSTQ, bị biến thành “phần tử phái hữu” phản đảng, phản nhân dân, phản chủ nghĩa xã hội.

Lục Cẩm Bích tin rằng, đương thời đại bộ phận ngôn luận của phần tử trí thức đều phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân, giúp duy trì sự ổn định lâu dài của đất nước. Ông chất vấn: Sáu tiêu chuẩn để phân loại “cánh hữu” chưa được Đại hội Đại biểu toàn quốc phê chuẩn, liệu có hiệu lực pháp luật không? Trong đấu tranh phản “phái hữu”, có rộng rãi xâm phạm nhân quyền không? Có phù hợp với hiến pháp không?

Điểm thứ ba Lục Cẩm Bích phê bình là: “Vận động Đại nhảy vọt” năm 1958 là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Đại nhảy vọt là một vận động điên cuồng cực tả để “chạy bộ tiến nhập chủ nghĩa cộng sản”, dẫn đến hơn 40 triệu người dân Trung Quốc chết đói.

Lục Cẩm Bích nói rằng ĐCSTQ thùng rỗng kêu to, khoe khoang khoác lác, cổ động năng suất đại nhảy vọt. Đầu tiên nói Trung Quốc trong 15 năm vượt qua Anh quốc, sau đó lại rút ngắn khoảng thời gian này xuống còn 10, 7 rồi 5 năm. Đại luyện gang thép, thiếu máy móc thiết bị cơ giới, phải dùng phương pháp bản địa, các lò cao nhỏ tràn ngập khắp nơi; Thiếu nhiên liệu, chặt cây phá rừng bừa bãi, phá hoại cân bằng sinh thái. Làm nông nghiệp lớn, liền ra sức tuyên truyền “người gan to bao nhiêu, đất sản lượng lớn bấy nhiêu”, “vệ tinh cao sản” (bốc phét sản lượng cao) càng phóng càng lớn. Tuy nhiên, diện mạo nhất nghèo túng nhị tay trắng của Trung Quốc không những không cải biến, mà còn tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cực kỳ nghiêm trọng. Vật tư cực độ khan hiếm, trăm họ phải chịu đói rét, nghèo đói bệnh tật, người ăn thịt lẫn nhau, chó ăn xác chết, hàng chục triệu người chết đói.

Điểm thứ tư, Lục Cẩm Bích thẳng thừng tuyên bố rằng “Tập đoàn phản đảng Bành Đức Hoài” năm 1959 là một vụ án oan.

Tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959, nguyên soái ĐCSTQ Bành Đức Hoài đã viết thư cho Mao Trạch Đông, phê bình “phong cách cộng sản”, “phong cách khoa trương” và “chỉ huy mù quáng” trong “Vận động Đại nhảy vọt”, yêu cầu đòi phải có những biện pháp hữu hiệu, thuần chính sửa chữa sai lầm “cực tả”. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông đả Bành Đức Hoài thành đầu sỏ của “tập đoàn phản đảng”. Kể từ đó, “vận động phản hữu khuynh” đã được triển khai trên toàn quốc, hơn 3 triệu đảng viên và cán bộ đã bị phê phán và bị coi là “phần tử chủ nghĩa cơ hội cánh hữu”.

Lục Cẩm Bích cho rằng sở dĩ để xảy ra những sai lầm nghiêm trọng như vậy tại Hội nghị Lư Sơn chủ yếu là do bầu không khí mê tín cá nhân bao trùm toàn đảng, thiếu dân chủ trong đảng, đảng kỉ quốc pháp đối với những người này tựa hồ như không khởi được tác dụng kiềm chế gì. “Vận động chống cánh hữu” phát động sau đó càng trở nên “cực tả” hơn, “tai họa do con người” càng diễn càng khốc liệt, đẩy nhân dân vào vực sâu gian khổ.

Điểm thứ năm, Lục Cẩm Bích chỉ trích một số cuộc vận động nổi lên sau năm 1962 là vi hiến.

Ví dụ, vào năm 1962, vì cuốn tiểu thuyết “Lưu Chí Đan”, Mao Trạch Đông đã gán cho Tập Trọng Huân, khi đó là phó thủ tướng Quốc vụ viện, là thủ lĩnh của “tập đoàn phản đảng”, sau đó nâng cấp thành “tập đoàn phản đảng Bành (Đức Hoài) Cao (Cương) Tập (Trọng Huân)”. Tự ý thêu dệt các cáo buộc có đúng với kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước không?

Một ví dụ khác, từ năm 1963 đến năm 1966, ĐCSTQ đã phát động “Vận động Tứ thanh”. Các văn kiện liên quan của chính quyền trung ương quy định: “Trọng điểm của vận động này là chỉnh những người cầm quyền trong đảng đi theo đường lối tư bản chủ nghĩa.” Lục Cẩm Bích đặt câu hỏi, văn bản này chưa được Lập pháp quốc gia thông qua, vậy làm sao chúng ta có thể tùy tiện xác định đối tượng chỉnh túc? Đây có phải là điều mà một quốc gia có nền dân chủ và pháp chế kiện toàn có thể cho phép?

Thứ sáu, Lục Cẩm Bích tấn công “Cách mạng Văn hóa”.

Ông cho rằng cuộc vận động quy mô chưa từng có này căn bản không phải là “đại cách mạng văn hóa”, mà là sự đại phá hoại văn hóa, đại bức hại chính trị; Lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm xã hội, sự non nớt của tuổi trẻ và sự cuồng tín sùng bái cá nhân của hàng triệu thanh niên, để dụ dỗ họ phục vụ như một tiên phong đàn áp những người bất đồng chính kiến. Sự tàn bạo và thảm họa do chủ nghĩa phát xít tạo thành ra trong thời gian Cách mạng Văn hóa thật khủng khiếp, trên đến chủ tịch quốc gia, dưới đến bách tính phổ thông, sự an toàn nhân thân đều không có cách nào được đảm bảo, điều này thuyết minh nền dân chủ và pháp chế đã biến mất không tồn tại.

Vậy thì Trung Quốc đang đi về đâu?

Lục Cẩm Bích cũng đưa ra mười chính kiến về trị quốc, trong đó bao gồm phế trừ chế độ phát xít như chụp mũ, đánh gậy, vây đấu, văn tự ngục, bức cung, trại tập trung v.v. Bình phản cho những nạn nhân vô tội trong những cuộc vận động trước đó, đối xử ưu đãi đối với những nạn nhân bất hạnh tử nạn, chiếu cố con cái của họ, kiến lập chế độ bồi thường quốc gia; gia cường kiến thiết pháp chế, thiết thực bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân, cho phép các học phái và lưu phái văn nghệ tự do thảo luận, tự do cạnh tranh; từ bỏ chính sách đóng cửa đất nước; cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, v.v.

“Vụ án kem đánh răng” và án tử hình

Sau khi bản sơ thảo đầu tiên của “Vạn ngôn thư” được hoàn thành, Lục Cẩm Bích đã lên kế hoạch sau này có cơ hội sẽ sửa đổi thêm, sau khi định thảo mới đưa cho tổ chức Hồng vệ binh của các trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc đại lục để phổ biến nó trong xã hội. Để đảm bảo an toàn, ông đã giấu cuốn “Vạn ngôn thư” trong một hộp đựng kem đánh răng Tam Tinh Bài, đồng thời cất kem đánh răng và quần áo trong nhà một cư dân ở thành Tây Ninh.

Vào mùa xuân năm 1971, hộp kem đánh răng này đã bị một tên trộm tên Lý đánh cắp. Sau khi phát hiện ra “Vạn ngôn thư”, anh ta đã ngay lập tức báo cáo với bộ phận liên quan, nói dối rằng kem đánh răng được mua từ một trung tâm thương mại. Các bộ phận liên quan đã tiến hành điều tra các trung tâm mua sắm lớn và nhỏ ở thành phố Tây Ninh, kết quả là kem đánh răng nhãn hiệu Tam Tinh Bài chưa bao giờ được bán ở thành Tây Ninh. Bằng cách này, Lý đã trở thành một nghi phạm.

Sau một hồi thẩm vấn, Lý phải thừa nhận rằng đã đánh cắp hộp kem đánh răng. Theo những manh mối anh ta đưa ra, chính quyền địa phương cuối cùng đã tìm thấy Lục Cẩm Bích.

Ngày 4 tháng 5 năm 1971, Lục Cẩm Bích lại bị bắt và bị cầm tù. Vào mùa đông cùng năm, ông bị Ủy ban Công an Quân quản Tây Ninh kết án tử hình lần đầu tiên.

Khi vụ việc được báo cáo lên tiểu tổ ba người Chính pháp tỉnh Thanh Hải để hạch thẩm, Trịnh Văn Khanh, khi đó là Viện trưởng Pháp viện Tối cao tỉnh Thanh Hải, đã tham dự hội nghị xem xét. Theo những gì chính người này nói với Lục Cẩm Bích sau đó, sau khi đọc “Vạn ngôn thư”, ông cảm thấy vô cùng đồng tình với Lục Cẩm Bích, vì vậy quyết định tìm cách cứu Lục Cẩm Bích.

Nghe xong nhân viên báo cáo, Trịnh Văn Khanh trước tiên đề xuất, làm thế nào một cuốn sách mười nghìn từ có thể nhét vừa một hộp kem đánh răng nhỏ? Ông kiến nghị trọng thẩm án kiện nhằm tránh tạo thành những sai lầm không thể sửa chữa. Hai người kia cảm thấy có lý nên không phản đối. Sáng hôm sau, hai phạm nhân chính trị khác bị kết án tử hình đã phải chấp hành phán quyết, nhưng Lục Cẩm Bích vẫn sống sót.

Đến ngày 26 tháng 4 năm 1972, Lục Cẩm Bích bị kết án 20 năm tù.

Sau khi “Cách mạng Văn hóa” kết thúc vào tháng 12 năm 1978, Lục Cẩm Bích, người đang ở trong tù, bắt đầu kháng cáo, mãi đến tháng 6 năm 1983, ông mới được bình phản.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 201811:00 CH
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 20182:00 SA
Có lẽ nhiều người đã nghe nhiều về ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, kiểu hợp đồng với những chế độ ưu đãi cực kỳ đặc biệt ở đất nước này chắc chắn sẽ khiến
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20188:00 CH
Cơ thể phụ nữ phải liên tục đấu tranh để khống chế sự trỗi dậy của giới tính nam và nam giới cũng đối mặt với cuộc chiến tương tự.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20187:00 CH
Tục cúng ông Công, ông Táo có cả ở rất nhiều quốc gia châu Á nhưng ít ai biết được sự khác biệt Táo quân Việt Nam và Trung Quốc ở những điểm nào.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20189:00 SA
Trong cuộc họp tới của bạn, hãy đợi đến những khoảng lặng trong cuộc hội thoại và thử ước lượng nó kéo dài bao lâu.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20186:00 SA
Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20188:09 CH
( HNPD ) Hãy về đây lắng nghe gã nhà quê xứ Thủ hài tội hồ bác cụ và việt gian việt cộng 73 năm tàn hại Đất nước