Trịnh Niệm: Ai là người đào mộ thực sự cho ĐCS Trung Quốc?

Thứ Bảy, 25 Tháng Hai 20231:00 SA(Xem: 1167)
Trịnh Niệm: Ai là người đào mộ thực sự cho ĐCS Trung Quốc?
[Đại Kỷ Nguyên ngày 14 tháng 12 năm 2022] Một học trò của Khổng Tử phải đi nhậm chức nên tới bái biệt Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Chớ đoạt chớ phạt, chớ bạo chớ đạo”. Người học trò nghe không hiểu, Khổng Tử liền giải thích: “Dùng người có tài đức thay thế địa vị cho người có tài đức, đây gọi là ‘đoạt’; dùng kẻ bất tài đến thay thế vị trí của người có tài, đây gọi là ‘phạt’* (chú thích: ‘phạt’ trong sát phạt, tạm hiểu là đánh đổ); lệnh nước buông lỏng nhưng lại xử phạt hấp tấp tàn bạo, đây gọi là ‘bạo’; lấy những thứ tốt về cho bản thân mình, đây gọi là ‘đạo’* (chú thích: ‘đạo’ trong đạo chích, tạm hiểu là trộm cắp)”.

Nếu một người có thể không đoạt, không phạt, không bạo, không đạo; đây quả thực là việc không hề dễ dàng, làm được ba điểm cũng không đơn giản, làm được hai điểm mới miễn cưỡng có thể chấp nhận, nếu chỉ làm được một điểm thì người đó chính là không đủ tư cách. 

Trong lịch sử, các bậc thánh vương đều lấy chính mình làm gương để lưu lại khuôn mẫu cho hậu thế. Vào thời điểm đỉnh cao huy hoàng của nền văn minh 5.000 năm Trung Hoa – Trinh Quán Thịnh Thế, Đường Thái Tông lấy đức trị quốc, chiêu hiền đãi sĩ khiến lòng người vui vẻ phục tùng, xuất hiện kỳ tích “giam ngục thành không, lại đồng hư thiết” (tạm hiểu: nhà ngục trống không, chẳng cần đến quan lại cai quản). Năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông hạ lệnh cho 390 tù nhân tử hình trong ngục được nghỉ về thăm người thân, năm sau quay lại chịu chết. Thời hạn thăm hỏi vừa hết, 390 tù nhân đều đúng hẹn trở về. Vì bọn họ tuân thủ lời hứa, Đường Thái Tông liền miễn án tử hình cho họ.

Tại vương triều truyền thống cuối cùng, sau khi Khang Hy đại đế nhà Thanh tự mình chấp chính, ông liền tuyên bố chấm dứt khoanh vùng đất đai, nới lỏng thời gian miễn thuế khai khẩn đất hoang. Năm Khang Hy thứ năm mươi, cả nước chia làm ba đợt miễn thuế một năm cho tất cả các tỉnh, ngay cả tiền thuế bị các tỉnh khất nợ từ bao năm cũng đều được xóa bỏ. Đầu năm Khang Hy thứ 51,  nhà nước thi hành chính sách “vĩnh viễn không tăng thuế”. Trong suốt 60 năm hoàng đế Khang Hy tại vị, có tổng cộng 545 lần bãi bỏ thuế ruộng cho toàn thiên hạ, tương đương với  150 triệu lượng bạc trắng, gấp 5-7 lần thu nhập tài chính hằng năm của quốc gia với chỉ khoảng 20 đến 30 triệu lượng. Khang Hy lấy đức trị nước để hậu thế có thể lấy lịch sử làm gương.

Cái gọi là “tất cả mọi người đều có thể trở thành Nghiêu Thuấn”, chính là nhờ những tấm gương mẫu mực dù trải qua bao lâu cũng không thể phai nhạt này đã trở thành tài phú tinh thần cho hậu thế dựa vào. Vậy nên trong lịch sử, những chuyện vừa đoạt vừa phạt, vừa bạo vừa đạo không có cả tiêu chuẩn tối thiểu nhất về đạo đức như thế này có xác suất đồng thời xảy ra không cao. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những chuyện đoạt, phạt, bạo, đạo ngày càng trở nên tồi tệ hơn, không chỉ có xác suất lớn mà còn có tần số xuất hiện cao khiến cho mọi người không thể tin được.

Kể từ Đại hội XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xử lý kỷ luật 4,08 triệu đảng viên, trong đó có 1,4 triệu quan chức và hơn 500 quan chức cao cấp tỉnh, nguyên nhân chủ yếu cho việc này trên các báo cáo công khai là do tham nhũng, số lượng lớn đến mức hiếm thấy ở cả trong và ngoài nước từ xưa đến nay. Ở Trung Quốc đại lục, mọi người đều biết người bị bắt ít nhiều đều có quan hệ với một người – Giang Trạch Dân, người được xưng là tổng huấn luyện viên của sự hủ bại, chỉ vẻn vẹn trong vòng mười mấy năm phất tay chỉ đạo, ông ta đã làm cho lòng người mất đi công lý, đạo đức cũng chẳng còn sót lại chút gì.

Trong lịch sử, bất kể triều đại nào có quân chủ tham lam cũng luôn đồng thời xuất hiện những vị quan liêm khiết, nhưng dưới sự cai trị của Giang Trạch Dân lại xuất hiện tình trạng không quan nào không tham, không tham không làm được. Dù là xã hội Trung Quốc trước thời Giang Trạch Dân cũng đều có quan chức không tham ô không hủ bại, nhưng đến thời Giang Trạch Dân, người tốt căn bản là không thể ở lại, vì một người không tham sẽ khiến cho việc tham nhũng của người khác trở nên khó khăn hơn, toàn bộ xã hội âm dương điên đảo, thị phi hoàn toàn không có ranh giới.

Đây là cái được gọi là phương thức “cộng hủy” (cùng nhau hủy hoại), ở trên biểu hiện là Giang Trạch Dân – một kẻ vội vàng lên nắm quyền và không có đạo đức con người – đã lựa chọn phương thức cầm quyền ‘cùng nhau phạm tội’, thông qua việc buông thả hủ bại, cho quan viên cơ hội tham nhũng để đổi lấy sự phục tùng và ủng hộ của họ. Bất kỳ quan viên nào phản đối Giang Trạch Dân đều sẽ không được bảo hộ quyền lực chuyên chế, chẳng những bị đả kích nghiêm trọng mà còn có tác dụng dán vàng lên mặt thể chế Giang thị, giúp Giang Trạch Dân tiếp tục dùng nó lừa gạt dân chúng. Cứ như vậy, dưới sự uy bức và dùng lợi ích dụ dỗ của Giang Trạch Dân, tập đoàn thống trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhanh chóng sa ngã và trở thành một tập đoàn tội phạm có quyền lực độc tài.

Biểu hiện của phương thức ‘cộng hủy’ ở bên dưới là đạo đức xã hội bị phá hủy, những người sản xuất gạo giả không ăn gạo mình bán, người sản xuất thịt lợn giả không ăn thịt lợn của mình, thế nhưng, những người bán gạo giả phải ăn thịt lợn giả và những người bán thịt lợn giả phải ăn gạo giả. Toàn bộ xã hội rơi vào vòng xoáy “hãm hại lẫn nhau”, càng lún sâu hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mối nguy hại này vươn lên đến bề mặt?

Lấy trận động đất ở Vấn Xuyên làm ví dụ, số người chết do công trình bã đậu phụ (bao gồm một số lượng lớn các tòa nhà và trường học) sụp đổ đã bị quan chức che đậy. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2008, hàng trăm phụ huynh của các học sinh tử nạn tại Đô Giang Yển đã đến tòa án địa phương để biểu tình tố cáo vấn đề chất lượng xây dựng của trường học và yêu cầu tòa án chấp nhận vụ kiện. Tuy nhiên, họ đã bị cảnh sát ngăn cản và yêu cầu rời đi. Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Đàm Tác Nhân – một tác giả tại Tứ Xuyên – đã bị kết án 5 năm tù vì tham gia vào cuộc điều tra dự án công trình bã đậu phụ trường học trong trận động đất Vấn Xuyên. Không chỉ vậy, những người chịu trách nhiệm dốc hết sức che đậy vụ án công trình trường học bã đậu phụ thậm chí còn công khai tuyên bố “sau khi điều tra, xác định không tìm thấy trường hợp nào do vấn đề chất lượng xây dựng dẫn đến việc các công trình kiến trúc sụp đổ.” 

Nếu là cá nhân phá vỡ ‘giới hạn đạo đức thấp nhất’, những việc tạo thành cũng chỉ là ‘hiện tượng cá nhân’. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng các loại công cụ để phá vỡ ‘giới hạn đạo đức thấp nhất’ này. ‘Trên không chính, dưới ắt loạn’, sự suy đồi đạo đức trở thành “hiện tượng phổ biến” trong xã hội. Tại Trung Quốc, chính đảng Cộng sản nắm quyền lực chính trị là đầu sỏ liên tục phá vỡ ‘giới hạn đạo đức thấp nhất’. Nó đã dẫn đến cục diện suy thoái đạo đức nghiêm trọng trên toàn xã hội như hiện nay.

Có thể nói, Đảng Cộng sản đã tạo ra Giang Trạch Dân và Giang Trạch Dân đã quay lại lợi dụng đảng cộng sản kéo xã hội Trung Quốc xuống vực thẳm của suy đồi đạo đức; cũng có thể nói, Giang Trạch Dân thực chất đã trở thành người đào mộ thực sự cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc là một khảo nghiệm quan trọng đối với nhân loại. Điều này không chỉ bởi sự tà ác của Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc là nhân tố biến dị của đoạn lịch sử này; mà còn bởi trước sự quyến rũ về lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng trước những lợi ích nhỏ tưởng chừng như tầm thường đến không thể tầm thường hơn, nhân loại liệu có thể giữ vững lý niệm về thị phi thiện ác trong trời đất, bảo trì cái gốc an thân lập mệnh của mình, hay sẽ vì lợi hại thân, cuối cùng đánh mất điều kiện tối thiểu nhất để được Trời coi là một con người.

Năm 1998, Trường Giang xảy ra một trận lụt lớn, khi Giang Trạch Dân đi thị sát khu vực tiền tuyến chống lũ, ông ta nhìn thấy một đội ngũ không sợ nguy hiểm dốc sức cứu trợ bèn gọi người đi cùng lại hỏi xem bọn họ có phải là đảng viên đảng cộng sản hay không. Kết quả, người kia trả lời rằng những người đó đều là học viên Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân vừa nghe xong, sắc mặt thoáng chốc trở nên âm trầm, vô cùng mất hứng khiến cho những người bên cạnh ngơ ngác nhìn nhau, mờ mịt không biết phải làm sao. Giang Trạch Dân sớm đã nghe nói qua về Pháp Luân Công; trong số các bậc nguyên lão cũng có nhiều người khen ngợi công pháp này rất tốt. Lòng đố kỵ ghen ghét cực mạnh của Giang Trạch Dân không cho phép việc người tu luyện theo “Chân Thiện Nhẫn” được mọi người ở khắp nơi công nhận, khen ngợi; thêm vào đó, ngày càng có nhiều người thật lòng mong muốn bước vào tu luyện. Nếu ngày càng có nhiều người như vậy thì phải làm thế nào?

Năm 1999, Giang Trạch Dân bất chấp phạm vào tội ác to lớn, phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Theo báo cáo tròn 20 năm thành lập tờ báo Minh Huệ: “Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến ngày 20 tháng 7 năm 2019, trong hai thập kỷ qua, tổng số vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện tại Trung Quốc đại lục (một người bị bắt nhiều lần được tính nhiều lần) ít nhất lên tới 2,5 đến 3 triệu vụ. “Số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết đã được xác nhận thân phận là 4876 người; học viên Pháp Luân Công bị đảng cộng sản Trung Quốc phạt tiền, tịch thu nhà cửa, khai trừ công chức, cải tạo lao động, kết án xử phạt, tra tấn đến chết, thậm chí còn bị mổ cướp nội tạng sống để trục lợi.

Trong một xã hội nơi ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ bị đàn áp, đạo đức tuột dốc từng ngày, khái niệm tốt xấu thị phi đã trở nên vô cùng mơ hồ: “Khi trưởng thành con muốn làm gì?” “Muốn làm quan.” “Làm một vị quan như thế nào?” “Làm… tham quan, bởi vì tham quan có rất nhiều thứ”. Đây là những gì một cô bé sáu tuổi tại Quảng Châu đã nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với các phóng viên. Một học sinh tiểu học lại có thể ghi tạc trong đầu dấu ấn sâu đậm đến vậy! 

Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc là tấm gương phản ánh diện mạo tinh thần của con người – thể hiện ra trạng thái và hình dáng muôn hình muôn vẻ của mỗi con người trên tinh cầu này: bất đắc dĩ, sợ hãi, tham lam, chiếm đoạt vô độ, lừa dối che đậy, phóng túng dục vọng, không có lương tâm, ăn cướp giữa ban ngày, giúp kẻ xấu làm điều ác, v.v… Mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi chính phủ, mỗi vị lãnh đạo đều có thể để lại hình ảnh sống động hoặc rực rỡ hoặc tăm tối của riêng mình trên mặt gương đồng lịch sử lập thể này.

Trước khi lịch sử lật sang trang này, không ai có thể tự gọi mình là người chiến thắng cuối cùng, bất kể họ đã thu được bao nhiêu lợi ích có thể tính được bằng tiền. Bạn ngàn vạn lần đừng nên đi theo Giang Trạch Dân và đảng cộng sản Trung Quốc đã sớm định sẵn sẽ rơi vào kết cục bị hủy diệt, vạn kiếp bất phục – đó mới là kiếp số vận mệnh của nhân loại.

Vì vậy, đây không chỉ là một giai đoạn lịch sử mà còn là một con đường thông đến tương lai. Làm thế nào để đi ra khỏi con đường này là một việc làm trước đây chưa từng có, cũng là quá trình hủy diệt nhân loại của Giang Trạch Dân, trong đó tồn tại những khả năng thất bại và thành công khác nhau không chỉ từ sự an bài của lịch sử mà còn do con người tự mình lựa chọn.

Hoàng Đế từng chỉ ra cho con người rằng: “Thiên phát sát cơ, di tinh hoán túc; địa phát sát cơ, long xà khởi lục; nhân phát sát cơ, thiên địa phiên phúc; thiên nhân hợp phát, vạn biến định cơ”, tạm hiểu là: khi sát khí giết chóc của trời phát ra sẽ có sự biến đổi dịch chuyển của các vì tinh tú; khi sát khí của đất phát ra sẽ làm cho rồng rắn bay lên; khi sát khí của người phát ra sẽ khiến cho trời long đất lở. Những gì Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ra đã khiến cho trời và người đều oán hận, cả trời và người cùng phát ra sát khí, vậy nên thời hạn của Giang Trạch Dân và đảng cộng sản Trung Quốc đã không còn xa nữa.

Các bạn, trời xanh bảo hộ và trân trọng chúng ta! Vậy nên chúng ta cũng cần biết biết làm thế nào để trân trọng chính bản thân trong thời khắc quan trọng của lịch sử “vạn biến định cơ” (mọi biến hóa đều đặt định cơ sở cho tương lai)! Đúng như những gì đã được nhắc đến trong một bài thơ: 

Thiết lộng uy quyền ý khí hào,
Thùy tri nhất đán tự băng tiêu.
Thả khán lâm tử thần nhân kích,
Thiên đạo chiêu chiêu định bất nhiêu!

Diễn nghĩa:
Trộm cướp, lũng đoạn uy quyền khí thế ngang ngược,
Ai biết một ngày giống như băng tan.
Lại thấy cái chết cận kề hứng chịu tấn công từ cả người và Thần,
Đạo Trời sáng tỏ chắc chắn sẽ không buông tha!

Tạm dịch:
Lũng đoạn quyền uy, thế ngang tàng,
Ai biết một ngày như băng tan.
Thần, người không dung kề ngày chết,
Đạo Trời sáng tỏ quyết không tha!

Theo Epoch Times
Trường Lạc biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn