Trung Quốc lo New Zealand lên tiếng về Biển Đông

Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Hai 202111:45 SA(Xem: 6772)
Trung Quốc lo New Zealand lên tiếng về Biển Đông

Quan chức ngoại giao Trung Quốc lo lắng New Zealand có tiếng nói mạnh mẽ hơn về Biển Đông, cho rằng quan hệ song phương "đang thay đổi".

"Quan hệ giữa Trung Quốc và New Zealand về cơ bản là ổn định, song có thay đổi trong 6 tháng qua", đại biện lâm thời Trung Quốc tại New Zealand Vương Căn Hoa nói trong cuộc họp báo trực tuyến từ đại sứ quán ở Wellington hôm 3/12.

Ông Vương cho rằng New Zealand đang "chịu sức ép từ bên ngoài và tìm cách lên tiếng nhiều hơn về vấn đề Biển Đông". "Chúng tôi cảm thấy lo lắng và chưa biết lý do", quan chức ngoại giao này nói thêm, nhưng không nói rõ "sức ép bên ngoài" với New Zealand đến từ đâu.

New Zealand cùng nhiều quốc gia khác gần đây bày tỏ lo ngại ngày càng tăng với hành động của Trung Quốc, trong đó có hoạt động tăng cường ảnh hưởng tại Thái Bình Dương và hành vi quân sự hóa ở Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.Thủ tướng Jacinda Ardern hồi tháng 7 cho biết New Zealand quan ngại sâu sắc "hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa và những hành vi đe dọa tự do hàng hải" của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuyên bố gửi Liên Hợp Quốc hồi tháng 8, New Zealand cho biết tuyên bố "quyền lịch sử" đối với Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý".

Ông Vương biện hộ rằng Wellington "hiểu sai" về cái gọi là "quyền lịch sử" của Bắc Kinh ở Biển Đông, tuyên bố Mỹ, New Zealand và các nước khác "không muốn lắng nghe ý kiến" của Trung Quốc.

David Capie, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Victory, nhận định tuyên bố về cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông không được luật pháp quốc tế công nhận và đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ trong phán quyết năm 2016. Trung Quốc phớt lờ phán quyết này, tuyên bố sẽ không thi hành.

Hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand tham gia diễn tập chung cùng 16 chiến hạm của 5 nước trên Biển Philippines ngày 3/10. Ảnh: Phòng vệ New Zealand.

Hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand tham gia diễn tập chung cùng 16 chiến hạm của 5 nước trên Biển Philippines ngày 3/10. Ảnh: Phòng vệ New Zealand.

Các quan chức Trung Quốc tại New Zealand hiếm khi phát biểu công khai, đặc biệt là về các vấn đề gây tranh cãi. Hồi tháng 11, ông Vương cáo buộc Australia sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân theo hiệp ước AUKUS ký với Anh và Mỹ, dù các thành viên cam kết không để xảy ra điều này.

Tuy nhiên, ông Vương bày tỏ lạc quan về quan hệ Trung Quốc - New Zealand, cho rằng Wellington lắng nghe quan điểm của Bắc Kinh về chính sách kinh tế và thương mại. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 33 tỷ USD mỗi năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 20182:00 SA
Có lẽ nhiều người đã nghe nhiều về ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, kiểu hợp đồng với những chế độ ưu đãi cực kỳ đặc biệt ở đất nước này chắc chắn sẽ khiến
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20188:00 CH
Cơ thể phụ nữ phải liên tục đấu tranh để khống chế sự trỗi dậy của giới tính nam và nam giới cũng đối mặt với cuộc chiến tương tự.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20187:00 CH
Tục cúng ông Công, ông Táo có cả ở rất nhiều quốc gia châu Á nhưng ít ai biết được sự khác biệt Táo quân Việt Nam và Trung Quốc ở những điểm nào.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20189:00 SA
Trong cuộc họp tới của bạn, hãy đợi đến những khoảng lặng trong cuộc hội thoại và thử ước lượng nó kéo dài bao lâu.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20186:00 SA
Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20188:09 CH
( HNPD ) Hãy về đây lắng nghe gã nhà quê xứ Thủ hài tội hồ bác cụ và việt gian việt cộng 73 năm tàn hại Đất nước
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20184:00 CH
Người Thái Lan không thích nói không. Điều này là hiển nhiên ngay cả trong những từ ngữ đơn giản nhất: "Có" ("vâng")