Tập Cận Bình cảnh báo bầu không khí « chiến tranh lạnh » tại châu Á – Thái Bình Dương

Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 202111:53 SA(Xem: 3186)
Tập Cận Bình cảnh báo bầu không khí « chiến tranh lạnh » tại châu Á – Thái Bình Dương
rfi.fr

Tập Cận Bình cảnh báo bầu không khí « chiến tranh lạnh » tại châu Á – Thái Bình Dương

Minh Anh

Những căng thẳng giống như thời Chiến Tranh Lạnh đang trở lại vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 11/11/2021 đưa ra lời cảnh báo như trên khi tham dự trực tuyến một hội nghị, bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, được tổ chức tại Wellington, New Zealand.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: « Mọi mưu toan vạch ra những đường biên ý thức hệ hay hình thành những nhóm nước nhỏ dựa trên địa chính trị đều sẽ đi đến thất bại ».  

Lãnh đạo Trung Quốc còn cho rằng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương « không thể và cũng không nên một lần nữa rơi vào những cuộc đối đầu và những chia rẽ của thời Chiến Tranh Lạnh ».   

Như tỏ một cử chỉ hòa dịu về phía Mỹ, chiều tối thứ Ba, 09/11, ông Tập Cận Bình, trong một thông cáo được đại sứ quán Trung Quốc công bố trên mạng xã hội Twitter, cho rằng « mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay đang trong thời điểm quyết định lịch sử. Cả hai nước sẽ được lợi trong hợp tác và chỉ có thiệt trong đối đầu ». Trong bối cảnh này, « Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Mỹ để tăng cường các hoạt động trao đổi và hợp tác trong mọi chủ đề. »  

Cuối cùng, nguyên thủ Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước trong khu vực phải cùng hành động trước những thách thức chung, từ đại dịch Covid-19, thương mại cho đến cả hành động vì khí hậu.   

AFP lưu ý những tuyên bố này được đưa ra khi chỉ còn có vài ngày nữa là diễn ra thượng đỉnh trực tuyến giữa ông Tập Cận Bình với nguyên thủ Mỹ Joe Biden.  

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng do các hoạt động quân sự dồn dập của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan và vùng Biển Đông trong thời gian gần đây.   

Việc Bắc Kinh hồi đầu tháng 10/2021, ồ ạt điều chiến đấu cơ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan buộc Washington có phản ứng mạnh mẽ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hôm qua, 10/11, khẳng định Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ sao cho Đài Loan có thể tự bảo vệ nhằm tránh bất kỳ ai « tìm cách đảo lộn nguyên trạng bằng vũ lực ».    

Còn tại Biển Đông, trước những yêu sách chủ quyền ngày một quá đáng của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Úc hồi tháng Chín thông báo thành lập một liên minh quốc phòng cho phép Úc sở hữu tầu ngầm hạt nhân theo công nghệ Mỹ. Quyết định này đã khiến Bắc Kinh nổi dóa và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Pháp với Mỹ và Úc. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 201811:00 CH
Thứ Bảy, 10 Tháng Hai 20182:00 SA
Có lẽ nhiều người đã nghe nhiều về ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, kiểu hợp đồng với những chế độ ưu đãi cực kỳ đặc biệt ở đất nước này chắc chắn sẽ khiến
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20188:00 CH
Cơ thể phụ nữ phải liên tục đấu tranh để khống chế sự trỗi dậy của giới tính nam và nam giới cũng đối mặt với cuộc chiến tương tự.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20187:00 CH
Tục cúng ông Công, ông Táo có cả ở rất nhiều quốc gia châu Á nhưng ít ai biết được sự khác biệt Táo quân Việt Nam và Trung Quốc ở những điểm nào.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20189:00 SA
Trong cuộc họp tới của bạn, hãy đợi đến những khoảng lặng trong cuộc hội thoại và thử ước lượng nó kéo dài bao lâu.
Thứ Sáu, 09 Tháng Hai 20186:00 SA
Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử
Thứ Năm, 08 Tháng Hai 20188:09 CH
( HNPD ) Hãy về đây lắng nghe gã nhà quê xứ Thủ hài tội hồ bác cụ và việt gian việt cộng 73 năm tàn hại Đất nước