Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài : Trên cả gián điệp

Thứ Bảy, 11 Tháng Chín 20218:00 CH(Xem: 2525)
Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài : Trên cả gián điệp
 tau_01

Nước nào cũng có gián điệp và tình báo ở bên ngoài lãnh thổ. Lãnh sự quán, Đại sứ quán thường là tiền đồn để họ làm điều đó...Nhưng trong nhiều năm nay, Trung Quốc đã sử dụng các đại sứ quán và lãnh sự quán của mình để làm những điều nhiều hơn hơn một mạng lưới gián điệp.

Lập trường cứng rắn thời chính quyền Tổng thống Trump còn đương nhiệm đối với các hoạt động bất hợp pháp ở các lãnh sự Trung Quốc tại Mỹ, là một động thái cho thấy ông Trump thời đó muốn công khai giải quyết Trung Quốc núp bóng ngoại giao để hoạt động tình báo tại Mỹ.  Hành động của ông Trump cũng đẩy quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng suốt một thời gian.

Hồi giữa tháng 7.2020,  Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston để "bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ". Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, một cơ sở nằm ở vùng nội địa xa xôi của Trung Quốc.

Nhưng nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy lãnh sự quán của Mỹ ở Thành Đô được sử dụng như một văn phòng cấp thị thực cho người Trung Quốc đến Mỹ. Và dĩ nhiên đây không phải là trung tâm lớn cho tình báo Mỹ hoạt động.

Tương tự lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston cũng vậy, nó không phải là trung tâm gián điệp quan trọng nhất của Trung Quốc tại Mỹ.

Điều đó cho thấy thời điểm đó ông Trump chỉ muốn cảnh cáo Trung Quốc để giảm bớt những hoạt động gián điệp của họ tại Mỹ mà không cần thực hiện một biện pháp khắc nghiệt hơn, chẳng hạn như đóng cửa các lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco hoặc New York.

Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã sử dụng đại sứ quán và lãnh sự quán của mình ở Mỹ để kiểm soát các nhóm sinh viên, thu thập thông tin về người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm bất đồng chính kiến Trung Quốc cũng điều phối các hoạt động ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại các địa phương và các tiểu bang ở Mỹ.

Các tài liệu của chính phủ Trung Quốc bị rò rỉ đã tiết lộ rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc là đồng lõa trong cuộc diệt chủng văn hóa và nhân khẩu học đang diễn ra nhằm chống lại người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc đã tìm cách truy bức những người Duy Ngô Nhĩ đã rời khỏi Trung Quốc và buộc họ quay trở lại rồi đưa họ vào các trại tập trung. Các đại sứ quán và lãnh sự quán của Trung Quốc cũng đã thu thập thông tin về người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài và gửi thông tin đó cho cảnh sát Tân Cương.

Các quan chức lãnh sự thường xuyên từ chối gia hạn hộ chiếu của người Duy Ngô Nhĩ để buộc trở lại Trung Quốc rồi sau đó mất dạng ở các trại tập trung.

Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc theo dõi chặt chẽ các sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, thỉnh thoảng gửi cho sinh viên các chỉ thị chính trị và lặng lẽ tổ chức các cuộc biểu tình.

Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc đã trả tiền cho sinh viên để họ tổ chức các hoạt động nhằm chứng minh sinh viên luôn ủng hộ nhà nước.

Các quan chức ngoại giao Trung Quốc thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các tổ chức có trụ sở tại Mỹ gắn liền với Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, cánh tay ảnh hưởng chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc thường chủ trì các nghi lễ và tiệc chiêu đãi do các tổ chức này thực hiện.

Hiệp hội quốc gia vì sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc có chi nhánh tại hơn 30 thành phố ở Mỹ. Các thành viên luôn đưa ra các tuyên bố ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và các đại sứ quán, lãnh sự quán Trung Quốc khuyến khích họ tham gia vào chính trị địa phương của Mỹ.

Xử lý các hành vi xấu của các nhà ngoại giao là một vấn đề địa chính trị rất nhạy cảm, có thể dễ dàng dẫn đến các mối quan hệ bị tổn hại. Dù vậy, nhưng có thể thấy, Mỹ sẽ tiếp tục làm điều đó.

Trong một diễn biến khác, từ ngày 10 tới ngày 12.9, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị có chuyến công du đến Việt Nam và dự phiên họp lần thứ 13 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến đi của ông Vương Nghị sẽ nhấn mạnh hợp tác trong phòng chống đại dịch COVID-19, triển khai sáng kiến "Vành đai, Con đường", và các vấn đề chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Trước đó vào ngày 8.9 Khu trục hạm Mỹ USS Benfold đã tiến hành cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) gần đá Vành Khăn, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Động thái mới của Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng bác bỏ quy định an toàn hàng hải mới mà Trung Quốc áp dụng từ ngày 1.9 .2021.

TIỂU VŨ 10.09.2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn