Trung Quốc hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu

Thứ Hai, 01 Tháng Ba 20217:00 CH(Xem: 3874)
Trung Quốc hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
bbc.com

TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu

Trung Quốc, ô nhiễm, nhiệt than, Serbia

Nguồn hình ảnh, MARK RALSTON

Các dự án điện than do Trung Quốc hỗ trợ đang được tiến hành hoặc được lên kế hoạch ở các nơi xa xôi như Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á và Balkan.

Khi nồng độ khí nhà kính đạt một kỷ lục mới, lo ngại gia tăng về vai trò của Trung Quốc trong sự nóng lên toàn cầu.

Trong nhiều năm, việc Trung Quốc gia tăng số lượng các nhà máy điện than đã bị chỉ trích.

Nay, các nhóm môi trường nói rằng Trung Quốc cũng đang ủng hộ hàng chục dự án nhiệt than bên ngoài biên giới nước này.

Than là loạt nhiên liệu hóa thạch gây phá hủy nhất do lượng khí carbon dioxide thải ra khi nó bị đốt cháy.

Năm ngoái, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đạt mức cao nhất trong 3-5 triệu năm qua, theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc.

Tháng trước, hội đồng khoa học khí hậu của Liên Hiệp Quốc cho rằng than phải được loại bỏ vào năm 2050 nếu thế giới có cơ hội hạn chế sự tăng nhiệt độ.

Các dự án than do Trung Quốc hỗ trợ đang được tiến hành hoặc được lên kế hoạch ở các nơi xa xôi như Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á và Balkan.

Các hợp đồng và tài trợ cho các dự án này thường không hoàn toàn minh bạch nhưng các nhóm vận động bao gồm Bankwatch đã cố gắng theo dõi.

"Bạn không thể là một nhà lãnh đạo thế giới trong việc kiềm chế ô nhiễm không khí và đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất thế giới của các nhà máy điện than ở nước ngoài", điều phối viên nhóm năng lượng Ioana Ciuta nói với BBC.

Bà nói: "Khi Trung Quốc đầu tư vào hơn 60 quốc gia dọc theo Sáng kiến Vành đai và Đường bộ, họ đang duy trì một nguồn ô nhiễm đã được chứng minh là có hại không chỉ đối với khí hậu mà còn cho các nền kinh tế".

Nhà máy điện than khổng lồ ở Serbia

Tại Serbia, một trong những nhà máy điện than lớn nhất của nước này đang được mở rộng nhờ một khoản vay từ Trung Quốc và do một công ty xây dựng lớn nhất Trung Quốc thực hiện.

Nhà máy điện hiện có do công ty điện lực quốc gia Serbia, EPS, điều hành, cung cấp khoảng 70% điện cho quốc gia từ đốt than, phần còn lại là từ các công trình thủy điện.

Hiện tại, theo hợp đồng trị giá 715 triệu đô la được chính phủ Serbia và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết, một nhà máy nữa đang được bổ sung, sẽ mang thêm 350MW điện cho nước này.

Tuy nhiên, công trình này không được trang bị bất kỳ công nghệ thu giữ carbon nào.

Đây là một trong những mô hình dự án do Trung Quốc hậu thuẫn góp phần vào sự gia tăng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển.

Bệnh đường hô hấp

Dự án điện than mới với Trung Quốc cung cấp khoảng 3.500 việc làm cho người dân địa phương tại Serbia. Nhưng nhiều người ngày càng trở nên lo ngại về ô nhiễm trong khu vực.

"Chất lượng không khí và nước của chúng tôi rất kém. Chúng tôi không thể trồng trái cây và rau quả. Ngoài ra còn có rất nhiều tiếng ồn. Tất cả điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống ở đây, nhiều người trong số họ mắc bệnh hô hấp,"ông Momir Savic nói.

EPS cho biết đã chi hàng trăm triệu Euro cho bảo vệ môi trường nhưng hồ sơ theo dõi rõ ràng cho thấy điều này không đáng tin.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, mà hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn và đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân là đúng hay sai? Sai, nhưng có vài trường hợp đặc biệt cần cân nhắc
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Phát” thì rất có nghề – như đã từng “phát” lia chia mà “động” thì… chẳng nhúc nhích gì! E rằng lại sẽ tương tự: “phát” thì có mà “triển” thì sẽ lại loay hoay như gà mắc tóc…
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Trong những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều đến sự vô cảm trong xã hội VN. Vô cảm đã trở thành một trong những “căn bệnh mãn tính”, cũng như tham nhũng, sự dối
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:58 SA
( HNPD )Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tôi thấy giật mình với một số doanh nhân xã hội chủ nghĩa hết mực ca ngợi và còn thích thú triết lý của ông Ma bên Tàu về việc những người thành công
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:25 SA
Donald Trump kêu gọi thực thi thương mại công bằng giữa các nước. "Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi xin giải thích vì sao làm việc nhóm là điều tất yếu nếu muốn làm chuyện lớn. Bạn có thể làm một nhân tài, nhưng bạn không thể nào
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Tâm lý ai cũng muốn dùng đồ mới vì mẫu mã bắt mắt và chất lượng sẽ đảm bảo hơn… Nhưng suy xét về mặt sức khoẻ thì một số vật dụng dùng đồ cũ lại an toàn, về mặt kinh tế cũng tiết kiệm cho bạn một phần.