Trung Quốc gấp rút tích trữ tài nguyên khi nguồn cung bị đe dọa

Thứ Sáu, 11 Tháng Chín 20207:00 CH(Xem: 3954)
Trung Quốc gấp rút tích trữ tài nguyên khi nguồn cung bị đe dọa

Trung Quốc đang gấp rút tăng cường dự trữ lương thực và các mặt hàng chiến lược khác nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định trong bối cảnh những rủi ro toàn cầu ngày càng gia tăng.

Theo Refinity, thời gian gần đây các tàu chở dầu xuất phát từ Iran đã liên tục cập cảng Trung Quốc. Dữ liệu chính thức cho thấy từ tháng Một đến tháng Bảy năm nay, Trung Quốc đã nhập 320.000 tấn dầu thô, nhiều hơn 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Dầu thô chỉ là một trong nhiều loại mặt hàng đang được chính phủ Trung Quốc tích cực dự trữ trong bối cảnh lo ngại về tác động tiềm tàng của đại dịch virus corona, biến đổi khí hậu và nhất là chiến tranh thương mại với Mỹ, vốn có thể chặn khả năng tiếp cận những loại hàng hóa mà Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. 

Chính quyền Trung Quốc được cho là đang tìm mua nhiều loại tài nguyên trên các thị trường giao ngay để bổ sung nguồn cung của họ đối với các hợp đồng dài hạn. Bắc Kinh muốn giữ các kho dự trữ ở mức cao để tránh tình trạng thiếu hụt có thể thổi bùng lên sự bất mãn trong nước.

Theo tờ Nikkei, thông thường Trung Quốc giữ bí mật thông tin về dự trữ quốc gia và hầu như không có dữ liệu nào được công khai. Tuy nhiên, đôi khi các bản tin trên phương tiện truyền thông nhà nước có để lộ ra một số thông tin.

Ví dụ, tờ Antaike thuộc sở hữu nhà nước trong tháng Tám vừa qua đã tư vấn chính phủ tăng dự trữ cô-ban khoảng 2.000 tấn. Cô-ban được sử dụng trong pin Lithium-ion và việc Trung Quốc thúc đẩy sử dụng phương tiện vận chuyển bằng điện rộng rãi hơn đã làm tăng mức tiêu thụ kim loại này.

Bên cạnh dầu và kim loại, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đang thực hiện những bước tương tự để bảo đảm an ninh lương thực.

Luật về dự trữ phân bón hoá học có hiệu lực tuần trước đã bổ sung quy định trợ cấp cho khu vực tư nhân để dự trữ kali. Chính phủ cũng thúc đẩy dự trữ một loạt các tài nguyên mà trong nước không nhiều như nitơ và phốt-pho nhằm đảm bảo nguồn cung phân bón đầy đủ phòng trường hợp lũ lụt hay các thảm họa tự nhiên khác.

Trung Quốc cũng dự trữ các kho ngũ cốc ở mức cao, với ngoại lệ đáng lưu ý là đậu tương.

Nước này có hơn 150 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2019 – 2020, tăng khoảng 30% so với ba năm trước; trong khi dự trữ gạo tăng gần 20% so với cùng giai đoạn tới hơn 110 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Mặc dù dự trữ ngô sụt 20 triệu tấn, nhưng xu hướng chung của việc tích trữ là tăng đều.

Gần đây, Chủ tịch Tập đã phát động một chiến dịch chống tiêu dùng quá mức và lãng phí lương thực vì hai nguyên nhân chính.

Một là lo ngại nếu sản lượng ngũ cốc ở nước ngoài kém, Trung Quốc có thể không có khả năng thu mua đủ để đáp ứng cầu nội địa khổng lồ. Năm ngoái, nước này đã mua gần 90 triệu tấn đậu tương, chiếm 60% nhập khẩu toàn cầu. Nhu cầu dự kiến vẫn tăng vì tăng trưởng kinh tế đã thay đổi thói quen ăn uống của người tiêu dùng.

Mối lo khác là quan hệ của Bắc Kinh với Mỹ xấu đi sẽ thu hẹp khả năng tiếp cận các thị trường.

Đại diện của một hãng buôn lớn của Nhật Bản cho biết Trung Quốc “dường như sẽ không xảy ra khủng hoảng trong ngắn hạn tới trung hạn, nhưng chính phủ ông Tập lại cân nhắc những rủi ro liên quan đến quan hệ quốc tế.” 

Các báo cáo trong tháng Tư chỉ ra rằng Trung Quốc đang tích trữ đậu tương, ngô và dầu ăn. Với khả năng xảy ra lũ lụt lớn ở vùng lưu vực sông Dương Tử và không có dấu hiệu nào cho thấy COVID-19 ở nước ngoài dịu đi, Bắc Kinh có thể tiếp tục tăng dự trữ, đồng thời tiếp tục sử dụng việc mua đậu tương và các loại ngũ cốc khác để mặc cả trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Lê Vy (theo Nikkei)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế gian có hai kiểu người, một là người biết nỗ lực tiến lên và thay đổi vận mệnh của chính mình, hai là dậm chân tại chỗ để thụt lùi về sau. Vậy điều gì làm lên sự khác biệt đó?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Vào đầu thế kỷ 20, ở một ngôi làng thuộc huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một gia đình nông dân, trong nhà có một ông cụ sống cùng với người cháu trai của mình.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 CH
“Cha có tiền, con thì không. Tiền của cha là tiền do chính cha cố gắng nỗ lực để kiếm ra, tương lai con cũng có thể kiếm được tiền bằng sức lao động của chính con”.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:00 CH
“Giữa bức tường sừng sững cứng rắn và trứng gà, người trí thức phải luôn đứng về bên trứng gà”? Đó là bởi vì nếu bạn không đứng về phía trứng gà, trứng gà chắc chắn sẽ bị vỡ nát
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu không có sự chuẩn bị hoặc chỉ đạo, nhiều nhà quản lý mới bỏ qua cách làm khuôn mẫu để chỉ đạo nhân viên, nhưng việc này thay vì giúp dẫn dắt họ lại có thể gây ra phản tác dụn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20175:30 SA
( HNPD )Thế giới ngày nay, việc đem binh chinh phục một quốc gia dù nhỏ bé cũng là sự kiện trọng đại.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:00 CH
APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng là sự kiện lớn ở Việt Nam với nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga… tham dự.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Cụ bà Trịnh Văn Bô/Hoàng Thị Minh Hồ, nữ doanh nhân có lòng yêu nước nồng nàn đã từ trần. Cuộc đời của một nữ doanh nhân thành đạt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Giờ vậy. Tôi không thích chính quyền hiện tại, cũng là một người yêu tự do. Nhưng tôi rất dị ứng với mấy
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trump, Obama, hay Clinton,... mỗi người đến với Việt Nam đều có những lý do và bối cảnh riêng. Tuy nhiên, một điều không bao giờ đổi là: người dân Việt Nam ưa thích Mỹ