Nét tích cực của nhịp sống quay cuồng

Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 201811:00 SA(Xem: 5625)
Nét tích cực của nhịp sống quay cuồng
bbc.com
Robert Colvile BBC Capital

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Bạn cảm giác là cuộc sống bị ngộp do khó bắt kịp nhịp độ quá nhanh xung quanh nhưng lại không muốn quay về thời hàng chục năm trước? Vì sao vậy?

Ngộp trước núi công việc

Đó không phải là sự tưởng tượng: hàng ngày bao quanh chúng ta là những chỉ dấu cho thấy nhịp độ cuộc sống đang tăng tốc, từ việc chúng ta cảm thấy mỗi ngày đang trôi qua nhanh như thế nào cho đến độ dài của những cảnh quay trong các bộ phim Hollywood và sự nhẫn nại khi phải đứng xếp hàng đang sụt giảm hơn bao giờ hết.


Không ở đâu mà điều này thấy rõ hơn là ở công sở, nơi mà chúng ta phải đối mặt với chuỗi dài vô tận các thư điện tử và các cuộc họp với ít ỏi thời gian quý báu để hoàn thành công việc gì đó thật sự đem lại kết quả.

Theo nghiên cứu của Jonathan B Spira, CEO công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin Basex và là tác giả của cuốn Quá tải!, thì hai phần ba những người đi làm có cảm giác họ không có đủ thời gian để hoàn thành bất cứ việc gì – và 94% trong số họ sẽ có lúc nào đó cảm thấy bị “ngộp trước núi thông tin đến mức họ thấy mình bất lực”.

Một khảo sát trực tuyến thực hiện trên 7.331 nhân viên ở Mỹ cho kết quả là hơn phân nửa trong số họ không thể sử dụng hết các ngày phép để đi nghỉ.

Lý do thường gặp nhất là gì? Họ lo sợ một khi họ đi làm trở lại họ sẽ đối diện với một núi công việc.

Chỉ riêng khối lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận đã có thể giết chết năng suất làm việc. Con người không có đủ khả năng để làm một lúc nhiều việc: cứ mỗi lần bạn chuyển sự quan tâm từ việc này sang việc khác – chẳng hạn trả lời email khi bạn nhận tin báo có email mới – khả năng tư duy của bạn sẽ bị giảm sút.

Sự xao lãng còn hơn thế nữa: một nghiên cứu hồi năm 2005 phát hiện rằng một người bình thường chỉ có thể tập trung vào công việc trong vòng 11 phút trước khi bị gián đoạn. Một nghiên cứu nhỏ hơn mới đây cho thấy việc cấm nhân viên kiểm tra hộp thư điện tử có thể giúp họ đỡ căng thẳng và tập trung nhiều hơn.

Căng thẳng tích cực

Nhịp độ cuộc sống nhanh gắn liền với áp lực nhiều hơn; những ai làm việc lâu hơn ở công sở có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và đó chỉ là một trong những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tuy nhiên, khi mà tốc độ làm việc nơi công sở tăng lên, nó cũng đem đến cho nhân viên những lợi ích quan trọng.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cuộc khảo sát thực hiện trên 7.331 người lao động ở Mỹ cho thấy quá nửa trong số họ không dùng hết tiêu chuẩn nghỉ phép hàng năm

Nhịp độ cuộc sống là chủ đề của các nghiên cứu ít ỏi một cách đáng ngạc nhiên.

Nghiên cứu quốc tế chuyên sâu nhất về vấn đề này là một công trình hồi năm 1999 của hai giáo sư tâm lý Robert Levine và Ara Norenzayan. Họ nhận thấy rằng việc sống ở các cộng đồng có nhịp độ nhanh cũng giúp cho con người làm việc có hiệu quả hơn và có cảm giác an lạc nhiều hơn.


Một công trình khác đi sâu vào nhịp sống ở các đô thị đã nhận thấy rằng cuộc sống tăng tốc ở các khu đô thị lớn bởi vì những nơi đó có tần suất giao tiếp xã hội nhiều hơn. Kết quả là những nơi này có tốc độ các phát minh ra đời và tạo ra của cải nhanh hơn.

Có một điểm phân biệt quan trọng cần phải làm rõ ở đây mà chúng ta thường bỏ qua.

Khi chúng ta nghĩ về áp lực trong công việc, chúng ta thường ngầm liên tưởng đến ‘buồn bực’, tức là dạng căng thẳng không tốt cho chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua dạng căng thẳng ngược lại – căng thẳng phấn khích – cảm giác tích cực, sung sướng khi chúng ta đương đầu và làm chủ được một công việc khó khăn.

Ắt hẳn có những bằng chứng chứng minh cho căng thẳng hưng phấn. Hầu hết các khảo sát về mức độ hài lòng trong công việc ở châu Âu và Mỹ cho thấy đa số không ghét công việc của họ.

Ngày nay, gần như tám trong số 10 người ở Anh nói rằng họ hài lòng ở một mức độ nào đó, gần như hài lòng hoặc hoàn toàn hài lòng với công việc của họ.

Trên toàn châu Âu, 74% những người đi làm có cảm giác tương tự, trong khi ở Hoa Kỳ con số đó là 88%. Và những con số này hoặc là đang ổn định hoặc là đang tăng lên: ở Anh, tỷ lệ hài lòng trong công việc chỉ riêng trong năm ngoái đã tăng 3%, với 64% hài lòng và 16% không hài lòng, theo Viện Phát triển Nhân lực (Chartered Institute of Personnel Development).

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thuộc các cộng đồng có nhịp sống hối hả thường làm việc năng suất hơn và có ý thức hơn về vấn đề chăm sóc đời sống cá nhân

Ngay cả khi nó tăng áp lực thời gian đối với chúng ta, thế giới tăng tốc cũng làm thay đổi bản chất công việc hàng ngày của chúng ta – có khả năng khiến nó trở nên sáng tạo hơn và khiến nỗ lực của chúng ta được đền đáp xứng đáng hơn.

Đồng ý là việc tự động hóa và cơ khí hóa đã giết chết nhiều công việc và chấm dứt nhiều ngành (cũng như tạo ra những ngành mới). Tuy nhiên, việc tự động hóa cũng làm biến mất những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc tốn nhiều sức lao động.

Có thể điều chỉnh được

Ở Mỹ, tỷ lệ thương tật do công việc đã giảm mạnh.

Trên toàn châu Âu, tỷ lệ công nhân làm những công việc vất vả hay nguy hiểm hiện nay vào khoảng từ 1% đến 4%.

Hàng hóa giờ được xe cẩu bốc dỡ thay vì công nhân bốc vác. Các tờ khai thuế được máy móc tính toán thay vì phải cần đến cả một đội nhân viên ngồi nghiên cứu giấy tờ số liệu.

Và trong lúc cuộc cách mạng số đang diễn ra giúp đẩy nhanh nhiều công việc thì những công việc còn lại hoặc mới được tạo ra là những công việc có liên quan đến áp dụng sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề hoặc quản lý các quy trình mà máy tính thực hiện.


Chẳng hạn như các phần mềm trí tuệ nhân tạo giờ đây có thể lọc qua hàng ngàn trang tài liệu pháp lý và làm nổi bật những nội dung quan trọng. Nhờ vào công nghệ này mà thời gian dành để soạn thảo một tài liệu pháp lý cho ngân hàng đã giảm từ khoảng ba tiếng đồng hồ xuống chỉ còn ba phút. Điều này giúp cho các luật sư có thể tập trung vào những công việc phức tạp hơn và có giá trị cao hơn.

Nhìn rộng ra, điều mà việc tăng tốc trong cuộc sống đã làm là giảm bớt sự trì trệ. Hai tiếng nghỉ ăn trưa nhàn nhã đã được thay thế bằng các sự kiện và công việc.

Điều chắc chắn là cuộc sống tăng tốc cũng có những căng thẳng và áp lực của nó. Nhưng thường là chúng ta có thể điều chỉnh được, chẳng hạn như tắt chế độ báo có email mới hay bỏ ra chút thời gian để thực hành các liệu pháp thiền định và tỉnh thức.

Và nếu được cho cơ hội từ bỏ công nghệ giúp cho cuộc sống nhanh hơn, đa số trong chúng ta sẽ không muốn quay trở lại như trước.

Không có gì mà chúng ta thích hơn là than thở về cuộc sống áp lực như thế nào.

Nhưng chúng ta than thở gần như để nhằm phô trương – việc đi như chạy khiến chúng ta có cảm giác là mình bận rộn, quan trọng và được đánh giá cao.

Mỗi khi chúng ta được chọn lựa giữa nhanh và chậm thì chúng ta đều chọn nhanh – nhưng lại vẫn muốn lúc nào cũng được than vãn về việc đó.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Bạn có dùng iPhone không? Xem Netflix không? Nghe Spotify không? Thì bạn rất yêu Chủ Nghĩa Tư Bản và bạn không thể chịu nổi chính phủ. Làm sao chúng ta biết được?
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử chị, phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã kết án chị 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi là người luôn tìm kiếm, ủng hộ và cổ xúy cho tự do. Bởi tôi chưa bao giờ nhìn thấy tự do trên đất nước tôi. Bởi tự do trên đất nước tôi là tự do vứt rá
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20178:00 CH
11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Tôi sinh ra tại Trung Quốc và gắn bó với mảnh đất này đã mấy chục năm. Bởi thế, rất nhiều thói quen sinh hoạt và tư tưởng quan niệm dường như đã trở thành thâm căn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 SA
. Nhưng vì sao trẻ em Nhật Bản lại không có không gian riêng để học? Hãy xem cách dạy con của người Nhật.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Đất nước sẽ còn gian truân. Nhưng vóc dáng thời thế đã xuất hiện phía chân trời. Rồi anh hùng tất sẽ trỗi lên.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Hai sự kiện: Bà quả phụ Trịnh Văn Bô – nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ - qua đời hôm 5 tháng 11 và tướng Sùng Thìn Cò
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Nếu bỗng dưng phụ nữ khỏe lên thì xã hội sẽ thay đổi như thế nào? Rachel Nuwer hỏi quan điểm của các nhà nghiên cứu
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Quan hệ vợ chồng tốt hay không, ăn một bữa cơm là rõ… Dưới đây là 2 câu chuyện nhỏ, có thể minh chứng cho điều này.