Cứu nguy cho Tam Hiệp, Trung Quốc khánh thành đập mới ở thượng lưu Dương Tử

Thứ Tư, 01 Tháng Bảy 20206:00 SA(Xem: 3725)
Cứu nguy cho Tam Hiệp, Trung Quốc khánh thành đập mới ở thượng lưu Dương Tử

Công trình thủy điện lớn thứ tư Trung Quốc và lớn thứ bảy thế giới, với chiều cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đã đi vào hoạt động, kênh CGTN tiếng Anh của Trung Quốc đưa tin.

Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được xây dựng từ năm 2014 trên sông Kim Sa, thượng lưu Dương Tử đã đi vào hoạt động. Trong bối cảnh sông Dương Tử hiện đang phải đối mặt với tình trạng mưa lũ nghiêm trọng và lượng nước dồn về đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại con đập sẽ vỡ, đe dọa hàng trăm triệu dân ở hạ lưu con sông lớn thứ 3 thế giới.

Thủy điện Ô Đông Đức nằm giữa Tứ Xuyên và Vân Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 10,2 triệu kilowatt và công suất phát điện trung bình hàng năm là 38,91 tỷ kilowatt/giờ, theo CGTN. Tân Hoa Xã cho biết, tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 16,95 tỷ USD). Khoảng 32.000 người dân ở khu vực xung quanh đã phải tái di cư để xây hồ trữ nước cho con đập.

Điện được sản xuất từ đây sẽ chủ yếu phục vụ cho khu vực Quảng Đông, Hồng Kông, Macau. Đồng thời, CGTN cho biết, Ô Đông Đức cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp kiểm soát lũ ở lưu vực sông Dương Tử, vì khả năng trữ lũ của đập thủy điện Ô Đông Đức lên tới 2,44 tỷ mét khối và con đập có thể chặn dòng sông tạo thành một hồ chứa, chứa được khoảng 7,4 tỷ mét khối nước.

Hồ chứa nước của đập Ô Đông Đức (ảnh: Chụp màn hình video CGTN).

Con đập có dạng vòm cong chắn ngang thung lũng hình chữ V của sông Kim Sa, với chiều cao tối đa 270 mét, nhưng độ dày trung bình của nó chỉ là 40 mét, khiến nó trở thành đập vòm mỏng nhất trên thế giới, theo CGTN.

Thân đập Ô Đông Đức được xây dựng với 2,8 triệu mét khối bê tông, cao 270 mét. Đỉnh đập nằm ở độ cao 988 mét so với mực nước biển. Ô Đông Đức là dự án thủy điện lớn thứ 4 Trung Quốc và lớn thứ 7 thế giới.

Việc xây dựng đập thủy điện Ô Đông Đức có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc về phát triển năng lượng sạch cũng như kiểm soát lũ của sông Dương Tử.

“Thông qua hàng trăm tính toán và thử nghiệm mô phỏng, các thành phần cốt lõi của các đơn vị sản xuất thủy điện đã đạt được mục tiêu mong đợi”, Zhang Chengping, Tổng giám đốc của Công ty Quản lý Xây dựng đập Tam Hiệp Trung Quốc cho biết.

Toàn bộ các đơn vị của đập Ô Đông Đức dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2021. Việc đơn vị đầu tiên của Ô Đông Đức chính thức hoạt động được xem là có ý nghĩa quan trọng, để giúp làm giảm một phần lượng nước khổng lồ do mưa lũ kéo dài đang dồn về đập Tam Hiệp.

Cửa xả nước đập Ô Đông Đức (ảnh: Chụp màn hình video CGTN)>

Hôm 29/6, Trung Quốc thông báo đã xả lũ nhằm giảm bớt áp lực cho đập Tam Hiệp. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc thì đây là đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp trong năm nay. Theo Tân Hoa Xã, lưu lượng nước đổ về đập Tam Hiệp đã lên tới 40.000 m3/giây (trước đó là 26.500 m3/giây). Trước đó, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bị ngập lụt nặng khiến dư luận hoài nghi rằng đập Tam Hiệp đã xả nước với cường độ lớn mà không báo trước.

Cũng trong ngày 29/6, Taiwan News dẫn tin mới nhất từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho hay, lưu vực sông Dương Tử đã bước vào mùa mưa lũ chính. Và đợt xả nước lần này là “giai đoạn quan trọng nhất” để kiểm soát lũ của Dương Tử và “giải nguy” cho đập Tam Hiệp.

Để giảm sức ép cho đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã ra lệnh xả lũ nhằm duy trì lưu lượng nước dồn về vào khoảng 35.000 m3/giây. Điều này làm dấy lên lo ngại khu vực hạ lưu sông Dương Tử sẽ rơi vào ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Bạn có dùng iPhone không? Xem Netflix không? Nghe Spotify không? Thì bạn rất yêu Chủ Nghĩa Tư Bản và bạn không thể chịu nổi chính phủ. Làm sao chúng ta biết được?
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử chị, phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã kết án chị 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi là người luôn tìm kiếm, ủng hộ và cổ xúy cho tự do. Bởi tôi chưa bao giờ nhìn thấy tự do trên đất nước tôi. Bởi tự do trên đất nước tôi là tự do vứt rá
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20178:00 CH
11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Tôi sinh ra tại Trung Quốc và gắn bó với mảnh đất này đã mấy chục năm. Bởi thế, rất nhiều thói quen sinh hoạt và tư tưởng quan niệm dường như đã trở thành thâm căn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 SA
. Nhưng vì sao trẻ em Nhật Bản lại không có không gian riêng để học? Hãy xem cách dạy con của người Nhật.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Đất nước sẽ còn gian truân. Nhưng vóc dáng thời thế đã xuất hiện phía chân trời. Rồi anh hùng tất sẽ trỗi lên.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Hai sự kiện: Bà quả phụ Trịnh Văn Bô – nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ - qua đời hôm 5 tháng 11 và tướng Sùng Thìn Cò
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Nếu bỗng dưng phụ nữ khỏe lên thì xã hội sẽ thay đổi như thế nào? Rachel Nuwer hỏi quan điểm của các nhà nghiên cứu
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Quan hệ vợ chồng tốt hay không, ăn một bữa cơm là rõ… Dưới đây là 2 câu chuyện nhỏ, có thể minh chứng cho điều này.