Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ?

Thứ Ba, 26 Tháng Năm 202010:00 CH(Xem: 3711)
Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ?
rfi.fr

Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ?

RFI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 21/05/2020.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 21/05/2020. AFP

Trung Quốc từ bỏ đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2020. Thủ tướng Trung Quốc đã công bố trong báo cáo hàng năm trước Quốc Hội. Ông Lý Khắc Cường thừa nhận nền kinh tế thứ 2 thế gới đang chật vật khởi động sau khủng hoảng dịch bệnh.

Trong hoàn cảnh thế giới đầy bất trắc, Bắc Kinh đặt cược vào phát triển kỹ thuật số và các công ty tư nhân và có nguy cơ khuấy lại khủng hoảng Hồng Kông.

RFI phỏng vấn chuyên gia Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, viện tư vấn chính trị Montaigne của Pháp.

***** 

RFI : Trong bối cảnh phục hồi khó khăn, việc hiện đại hóa Giải Phóng Quân vẫn tiếp diễn. Có thể diễn giải thế nào về việc tăng chi tiêu quân sự như đã được thủ tướng Trung Quốc thông báo ?

Mathieu Duchâtel : 6,6% là mức tăng khá nhanh, kể cả có thấp hơn so với mức tăng chi tiêu chính thức cho quốc phòng Trung Quốc trong 5 năm qua, vẫn dao động trong khoảng trên 7% đến hơn 10%. Như thế có nghĩa là với mức tăng này, ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2020 sẽ là 178 tỷ đô la, nói các khác là đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Cần phải thấy rõ là các chi phí quân sự chính thức này không tính đến một số chi tiết như cách tính ngân sách quốc phòng ở một số nước khác. Thí dụ như chi tiêu vào lĩnh vực răn đe hạt nhân, hay những mua sắm một số trang thiết bị quân sự, những vật tư quốc phòng phải nhập từ nước ngoài. Điều quan trọng năm nay là mức tăng ngân sách quốc phòng không còn mối tương quan với tăng trưởng.

RFI : Phải giải thích sao về việc mất tương quan đó, trong khi mà mọi tín hiệu kinh tế đều vẫn đỏ, nhất là việc làm ?

Mathieu Duchâtel : Đây là một năm rất đặc biệt, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ở dưới mức của các năm qua. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong vài năm gần đây thường vẫn ở trong khoảng từ 6-7%. Nhưng giờ đây Ngân Hàng Thế Giới đánh giá mức tăng trưởng của Trung Quốc chỉ dưới 3%, có thể còn tồi tệ hơn nữa. Ở Trung Quốc người ta thực sự cũng có những thắc mắc về vấn đề là lần đầu tiên ở Quốc Hội, thủ tướng Lý Khắc Cường đã từ bỏ ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của đất nước. Kết quả, đó là không còn có sự tương quan hoàn toàn giữa tăng chi phi quốc phòng và tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm mới vì tất cả những năm trước mức tăng ngân sách quốc phòng vẫn nhỉnh hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Thông điệp trước đây là công cụ quốc phòng phải đi kèm cho sự trỗi dậy thành cường quốc của Trung Quốc. Nhưng năm nay có khác. Tín hiệu gửi đi là các chương trình hiện đại hóa quân đội không bị ảnh hưởng vì bối cảnh khủng hoảng kinh tế Trung Quốc, các mục tiêu an ninh quốc gia vẫn như vậy. Trung Quốc đang ở trong giai đoạn cạnh tranh rất gay gắt với Hoa Kỳ. Trung Quốc phải chi phí những gì cần để duy trì tính liên tục trong chương trình hiện đại hóa quân đội.

RFI : Bắc Kinh phô trương chiến thắng virus corona nhân kỳ họp Quốc Hội này. Đối với bộ máy tuyên truyền, đó cũng là chiến thắng mô hình phương Tây.

Mathieu Duchâtel : Về vấn đề kiềm chế đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã thoát khỏi tốt hơn là Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, cho dù Trung Quốc không thể thuyết phục các nước nước phương Tây về tính xác thực của những số liệu chính thức của họ về số ca nhiễm và số tử vong.  

Nhìn tổng thể, Trung Quốc sẽ khởi động lại sớm hơn Hoa Kỳ và Tây Âu. Như thế Trung Quốc ở thế mạnh hay yếu ?  Dù gì người ta vẫn nhận thấy Bắc Kinh đã quyết định nắm cơ hội thuận lợi là nước sớm thoát khỏi khủng hoảng y tế để đẩy mạnh trên hồ sơ Hồng Kông. Nhưng như thế cũng là nắm lấy rủi ro trong quan hệ giữa Hoa Lục với đặc khu hành chính và rủi ro trong vấn đề xử lý khủng hoảng Hồng Kông. Điều đó cũng có nguy cơ làm xấu thêm quan hệ với Mỹ. Washington đã có phản ứng về thông báo liên quan đến Hồng Kông. Với việc áp đặt luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh sẽ làm mất ổn định và rối loạn xã hội tại Hồng Kông, tóm lại làm dấy lại khủng hoảng. Trung Quốc nắm cơ hội nhằm vào lúc mà phản ứng của Hoa Kỳ và châu Âu yếu ớt. Thế nhưng cùng lúc, trên bình diện kinh tế, người ta thấy Trung Quốc buộc phải có những lựa chọn mà họ đã từ chối trong những năm trước đây.

RFI : Đó là những lựa chọn gì ?

Mathieu Duchâtel : Trước tiên là lựa chọn khôi phục kinh tế không phải bằng tiêu thụ mà là bằng đầu tư. Người ta trông đợi có những thông báo về kế hoạch đầu tư của Trung Quốc chủ đạo là phát triển hạ tầng cơ sở dịch vụ của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Đặc biệt là hạ tầng cơ sở mạng 5G, các trung tâm dữ liệu. Như vậy Trung Quốc đánh cược vào cách mạng kỹ thuật số để khôi phục tăng trưởng cùng một kế hoạch chi phí của Nhà nước. Người ta cũng thấy trong các thông báo của thủ tướng, Trung Quốc nhằm nhiều hơn chút vào lĩnh vực kinh tế tư nhân với các chính sách nới lỏng chính sách cấp tín dụng cho các công ty cũng như giảm thuế mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.

Trung Quốc như vậy đang rời xa tư bản Nhà nước thắng thế trong những năm qua, đó là thời điểm mà các doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ mạnh mẽ của chế độ. Ta thấy Trung Quốc ý thức được phải dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để xử lý khủng hoảng việc làm, xử lý các vấn đề kinh tế ở cấp địa phương. Như vậy Trung Quốc cũng phải có chút thay đổi về mô hình kinh tế của mình rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu khi có người phê bình bạn, xin đừng vội biện giải cho bản thân, mà hãy thật sự nghiêm túc, thành khẩn và đối diện. Bởi vì, những người phê bình bạ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân là đúng hay sai? Sai, nhưng có vài trường hợp đặc biệt cần cân nhắc
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Phát” thì rất có nghề – như đã từng “phát” lia chia mà “động” thì… chẳng nhúc nhích gì! E rằng lại sẽ tương tự: “phát” thì có mà “triển” thì sẽ lại loay hoay như gà mắc tóc…
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Trong những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều đến sự vô cảm trong xã hội VN. Vô cảm đã trở thành một trong những “căn bệnh mãn tính”, cũng như tham nhũng, sự dối
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20177:58 SA
( HNPD )Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Tôi thấy giật mình với một số doanh nhân xã hội chủ nghĩa hết mực ca ngợi và còn thích thú triết lý của ông Ma bên Tàu về việc những người thành công
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:25 SA
Donald Trump kêu gọi thực thi thương mại công bằng giữa các nước. "Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tôi xin giải thích vì sao làm việc nhóm là điều tất yếu nếu muốn làm chuyện lớn. Bạn có thể làm một nhân tài, nhưng bạn không thể nào
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Tâm lý ai cũng muốn dùng đồ mới vì mẫu mã bắt mắt và chất lượng sẽ đảm bảo hơn… Nhưng suy xét về mặt sức khoẻ thì một số vật dụng dùng đồ cũ lại an toàn, về mặt kinh tế cũng tiết kiệm cho bạn một phần.