Nhiều bằng chứng cho thấy ngại đẻ do… biến đổi khí hậu

Thứ Ba, 15 Tháng Mười 20197:00 SA(Xem: 3775)
  • Tác giả :
Nhiều bằng chứng cho thấy ngại đẻ do… biến đổi khí hậu

Nhiều bằng chứng cho thấy ngại đẻ do… biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Biến đổi khí hậu trở thành một yếu tố cân nhắc trong quyết định có con của giới trẻ - Ảnh: ANH THƯ

Dù các yếu tố kinh tế - xã hội vẫn là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ sinh giảm ở nhiều nước, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu cũng là tác nhân khiến các cặp vợ chồng trẻ… ngại đẻ.

Có vẻ đây là một xu hướng vì nó được chứng minh qua các con số cụ thể. Một cuộc thăm dò năm 2019 của Business Insider chỉ ra rằng gần 38% người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho rằng các cặp vợ chồng nên cân nhắc yếu tố biến đổi khí hậu trong quyết định sinh con.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát chi tiết trên 901 người trưởng thành, từ 27 đến 60 tuổi, của ĐH Yale - NUS ở Singapore gần đây khẳng định họ cân nhắc yếu tố biến đổi khí hậu trong lựa chọn sinh con.

"Trong khi các mối lo ngại về dấu chân carbon còn mang tính trừu tượng và khó hiểu, thì câu hỏi liệu trẻ em có cuộc sống khỏe mạnh trong thời đại biến đổi khí hậu hay không lại thể hiện sự lo lắng sâu sắc và thực tế".

GS SCHNEIDER

Chuyện của Bickner và Mackellen

Theo báo Guardian của Anh, hai phụ nữ Brandalyn Bickner và Gwynn Mackellen là một phần trong phong trào của thế hệ trẻ - những người đang liên kết biến đổi khí hậu và các tác động của nó với lựa chọn sinh sản cá nhân. 

Họ quan tâm đến khí hậu và tương lai với vô vàn câu hỏi: có bao nhiêu đứa trẻ phải gánh hậu quả khi lớn lên từ những việc làm của con người ở hiện tại? Hay liệu chúng ta có nên sinh con hay không?

Từ nhỏ, Bickner đã có niềm tin là cô sẽ trở thành mẹ của 13 đứa trẻ. Tuy nhiên, niềm tin càng vơi dần khi cô lớn lên. Ở tuổi 23, Bickner gia nhập Tổ chức Peace Corps ở Malawi và tìm thấy nhiều lý do để điều chỉnh kế hoạch có con của mình.

Sống tại quê nhà Malawi trong 4 năm, Bickner chứng kiến các tác động của biến đổi khí hậu đối với quốc gia của mình vốn chủ yếu sống bằng nghề nông. Do đó, cô cảm thấy có lỗi với một lối sống quá nhiều "dấu chân carbon" tại Mỹ. "Dấu chân carbon" là lượng phát thải CO2 mỗi người sinh ra có thể gây hại đối với môi trường.

Bickner muốn có những đóng góp cá nhân cho nỗ lực kiềm chân biến đổi khí hậu. Hiện nay ở tuổi 28, Bickner nhận ra rằng việc có một đứa con sẽ là lựa chọn gián tiếp để lại nhiều dấu chân carbon nhất của cô.

Tương tự, Gwynn Mackellen (người Mỹ) quyết định triệt sản vì môi trường ở tuổi 26. "Tôi làm trong ngành công nghiệp chất thải. Những cái cây bị đốn hạ vì chúng ta. Rác thải bị bỏ đi và khoáng sản đang được khai thác vì con người. Có ít người thì những tác động như vậy sẽ ít đi" - Mackellen nói.

Nhưng có phải do đẻ?

Trợ lý giáo sư Matthew Schneider, trưởng dự án khảo sát về sự liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sinh con của ĐH Yale - NUS, cho rằng những người trẻ tuổi đang nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu và họ phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc có nên sinh con hay không, ít hay nhiều con.

Ông Schneider khẳng định số người rơi vào tình cảnh này trên khắp thế giới sẽ tăng lên theo thời gian do ý thức của giới trẻ ngày càng cao trong vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên tỉ lệ sinh có phải là thước đo chính xác để chúng ta tập trung xem xét? Có những nghiên cứu thuyết phục chỉ ra rằng ngay cả khi áp dụng những biện pháp giảm dân số khắc nghiệt, nó cũng không giúp gì nhiều trong việc làm chậm lại đà tăng dân số toàn cầu hoặc giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu.

Betsy Hartmann, giáo sư nghiên cứu phát triển tại ĐH Hampshire, Massachusetts (Mỹ), đưa ra một ví dụ "ngược" để chứng minh cho luận điểm trên khi cho biết các quốc gia ở khu vực châu Phi Hạ Sahara dù có tỉ lệ sinh khá cao nhưng lượng khí thải carbon trên đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới.

Do đó theo GS Betsy Hartmann, thay vì xem việc tăng dân số là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu một cách thiếu căn cứ, chúng ta cần phải đối phó với những thủ phạm thực sự gây ra biến đổi khí hậu, đó là các công ty nhiên liệu hóa thạch và các nhóm lợi ích chính trị và quân sự đứng đằng sau các công ty này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:59 SA
Colombia vừa được xếp hạng hai trong tốp các nước hạnh phúc nhất, sau nhà vô địch là quần đảo Fidji. T
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:29 SA
Năm 2018 sẽ là năm đánh dấu sự suy giảm của truyền thông tự do tại Việt Nam. Những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quyền con người ở Việt Nam ngày càng vắng bóng trên
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20182:30 SA
"Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức", "Cố gắng không phải để thành công mà để sống có giá trị" là những bài học bố mẹ nên dạy con.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:18 CH
(HNPD) Năm 2013 vì vụ Obamacare, Thượng Viện Cộng Hòa không chịu tương nhượng đưa đến chánh phủ bị đóng cửa 13 ngày. Nhân cơ hội này, TT Trump của chúng ta, lúc đó còn là "dân thường" lên đài TV Fox hùng hồn tuyên bố , chánh phủ bị đóng cửa là do lỗi TT Obama (ngoan cố) và năm nay,
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:00 CH
Người ta thường nói rằng ‘cái gì quá cũng không tốt’. Vậy nên, 10 điều ‘quá’ dưới đây được cổ nhân coi là đại kỵ trong đời, ai cũng cần phải biết.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:52 SA
Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 201810:00 CH
Lên án Pakistan « lừa đảo » không tích cực chống khủng bố, Hoa Kỳ đe dọa ngưng viện trợ. Quyết định này nếu được thực hiện có thể gây khó khăn kinh tế cho quốc gia Hồi Giáo
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhân ngày các nhà văn, người cầm bút bị tù đày 2017, tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN) phát đi lời kêu gọi đến các chính phủ
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20187:00 CH
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20183:30 SA
Ngày 11 tháng 1, khi góp ý cho dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế)”, ông Phùng Quốc Hiển