Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề? ( Chắc không phải nhờ Đảng, ơn Đảng rồi )

Thứ Ba, 20 Tháng Tám 20197:00 SA(Xem: 4206)
Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề? ( Chắc không phải nhờ Đảng, ơn Đảng rồi )
bbc.com

Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề?

Alison Green BBC Capital

Chúng ta đã không làm tốt việc dạy sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp cách ứng xử ở môi trường văn phòng? Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chúng ta đã không làm tốt việc dạy sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp cách ứng xử ở môi trường văn phòng?

Nếu bạn đã làm việc với các sinh viên vừa tốt nghiệp, chắc rằng bạn sẽ thấy họ có những lỗi trong cư xử xã hội. Alison Green nói rằng tất cả chúng ta cần phải làm tốt hơn việc dạy các nhân viên mới cách ứng xử theo thông lệ ở văn phòng.

Bài viết này được chuyển thể từ bài 'Thư Nơi Làm Việc' của Nishi Sunder. Nó được phát sóng ở mục 'Business Matters and World Business Report' trên BBC World Service và được Angela Henshall chuyển thể cho BBC Capital.

Nếu bạn đã có nhiều thời gian làm việc với những sinh viên mới tốt nghiệp - những người vừa xong đại học và không có nhiều kinh nghiệm làm việc - thì bạn có thể đã chứng kiến những cách cư xử lạ kỳ.

Chẳng hạn, một người mới tốt nghiệp ăn mặc như đi dự dạ hội khiêu vũ, hoặc nhân viên mới không nhận ra rằng ông giám đốc công ty Fortune 500 không thích ý kiến của mình về chiến lược thương hiệu mới của công ty, hoặc nhân viên mới cứ gọi điện thoại mà bật cả loa mà không để ý rằng các đồng nghiệp đang khó chịu nhìn mình.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều đã như vậy khi bắt đầu bước vào nghề … vì chúng ta đã không làm tốt việc dạy sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp cách ứng xử ở môi trường văn phòng. Chúng ta dạy họ những điều khác - cách viết một bài nghiên cứu hoặc cách phân tích một bài thơ hoặc cách làm một thí nghiệm trong phòng lab - nhưng chúng ta không có nhiều cơ chế chính thức để dạy loại kỹ năng mà nó sẽ có tác động rất lớn đến sự thành công ở vài năm đầu của công việc: các kỹ năng mà hầu hết chúng ta nghĩ là phải như thế nào khi ở văn phòng .

Thay vào đó, chúng ta chỉ ném họ vào đời và mong họ tự mày mò ra … việc này tất nhiên sẽ dẫn đến rất nhiều những sai sót trong nghề khi làm việc, một số người chỉ bỡ ngỡ nhẹ, nhưng một số là hoàn toàn bỡ ngỡ.

Tất cả chúng ta đều nghe nói về những loại nhân viên mới mà họ nghĩ rằng họ phải có ngay một góc ngồi riêng hoặc có người trợ lý riêng - nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đó là những người đặc biệt. Thường phổ biến hơn nhiều là những nhân viên trẻ chưa nhận thức đầy đủ rằng giờ họ đã là người trưởng thành và không cần xin phép đi ăn trưa hoặc rời khỏi cuộc họp để đi vệ sinh, hoặc cảm thấy lúng túng khi gọi người đồng nghiệp lớn tuổi trực tiếp bằng tên, hoặc sợ đặt câu hỏi vì nghĩ rằng người ta coi họ phải biết điều đó rồi.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không bao giờ có những nhân viên trẻ hiểu sai rất nhiều về vị trí của họ trong văn phòng.

Một lá thư đến trang web của tôi, một vài năm trước, đã lan truyền mạnh mẽ khi một thực tập sinh viết rằng anh ta và một số thực tập sinh khác đã bị sa thải sau khi viết đơn thỉnh cầu công ty của họ nới lỏng quy định về trang phục. Hình như họ đã nêu lên vấn đề về trang phục nhiều lần trước đó và đã được trả lời là nó không thay đổi, và sau đó họ dành thời gian làm việc đưa kiến nghị để đẩy vấn đề đi xa hơn nữa. Họ thấy choáng khi công ty quyết định kết thúc sớm việc thực tập thay vì tiếp tục tranh luận là họ nên ăn mặc thế nào khi làm việc.

Nhưng trong hầu hết trường hợp, sinh viên mới tốt nghiệp là tốt, có ý thức mình là mới và cần ai đó giải thích các quy tắc nơi làm việc.

Và điều lạ lùng là chúng ta không làm điều đó theo bất kỳ cách có tổ chức nào! Tại sao ta không làm tốt hơn việc giảng dạy cho sinh viên đại học và mới tốt nghiệp về cách ứng xử trong cuộc sống văn phòng?

Ở cấp đại học, chắc chắn một phần của điều đó được giải thích bởi thực tế là những người có thể giảng dạy - tức các giáo sư - làm việc trong trường, không phải trong ngành công nghiệp và không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về văn phòng truyền thống. Nhưng tại sao các chủ hãng lại không có nỗ lực phối hợp để giúp những người mới nhập vào lực lượng lao động hiểu và thích nghi theo lề lối của cơ quan?

Trong khi chúng ta có những điều hướng mới cho nhân viên mà đôi khi kéo dài nhiều ngày và bao gồm những thứ như quy tắc tham dự rất chi tiết, thì tại sao các chủ hãng lại không đề cập đến những vấn đề quyết định nhất việc liệu những nhân viên mới này có gặp khó khăn hay đang phát triển?

Tôi mong muốn thấy các chủ hãng có việc đào tạo chính quy hơn về cách thức làm việc tại một văn phòng. Bao gồm cách thức bạn cư xử tại cuộc họp, giám đốc có thể giúp gì cho bạn , những điều bạn nên làm và không nên làm, cách quyết định một việc thỉnh cầu có đáng để đẩy mạnh, mức độ thích hợp của việc giao lưu, cách để cùng tồn tại thân thiện trong một không gian chung với các đồng nghiệp mà không để xảy ra bạo lực. Như vậy nhân viên và chủ hãng đều có lợi.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế gian có hai kiểu người, một là người biết nỗ lực tiến lên và thay đổi vận mệnh của chính mình, hai là dậm chân tại chỗ để thụt lùi về sau. Vậy điều gì làm lên sự khác biệt đó?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Vào đầu thế kỷ 20, ở một ngôi làng thuộc huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một gia đình nông dân, trong nhà có một ông cụ sống cùng với người cháu trai của mình.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 CH
“Cha có tiền, con thì không. Tiền của cha là tiền do chính cha cố gắng nỗ lực để kiếm ra, tương lai con cũng có thể kiếm được tiền bằng sức lao động của chính con”.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:00 CH
“Giữa bức tường sừng sững cứng rắn và trứng gà, người trí thức phải luôn đứng về bên trứng gà”? Đó là bởi vì nếu bạn không đứng về phía trứng gà, trứng gà chắc chắn sẽ bị vỡ nát
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu không có sự chuẩn bị hoặc chỉ đạo, nhiều nhà quản lý mới bỏ qua cách làm khuôn mẫu để chỉ đạo nhân viên, nhưng việc này thay vì giúp dẫn dắt họ lại có thể gây ra phản tác dụn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20175:30 SA
( HNPD )Thế giới ngày nay, việc đem binh chinh phục một quốc gia dù nhỏ bé cũng là sự kiện trọng đại.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:00 CH
APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng là sự kiện lớn ở Việt Nam với nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga… tham dự.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Cụ bà Trịnh Văn Bô/Hoàng Thị Minh Hồ, nữ doanh nhân có lòng yêu nước nồng nàn đã từ trần. Cuộc đời của một nữ doanh nhân thành đạt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Giờ vậy. Tôi không thích chính quyền hiện tại, cũng là một người yêu tự do. Nhưng tôi rất dị ứng với mấy
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trump, Obama, hay Clinton,... mỗi người đến với Việt Nam đều có những lý do và bối cảnh riêng. Tuy nhiên, một điều không bao giờ đổi là: người dân Việt Nam ưa thích Mỹ