Ý nghĩa nụ hôn trong giao thừa của người phương Tây

Chủ Nhật, 06 Tháng Giêng 20191:00 SA(Xem: 4886)
Ý nghĩa nụ hôn trong giao thừa của người phương Tây

Các sử gia cho rằng theo quan niệm xưa của người Đức, nụ hôn đêm giao thừa có thể mang lại may mắn cho năm mới.

Khi đồng hồ điểm 12h đánh dấu khoảnh khắc bước từ năm cũ sang năm mới, người dân các nước châu Âu và Mỹ thường trao nhau những nụ hôn ngọt ngào và lãng mạn. Theo Time, nụ hôn lúc giao thừa này xuất phát từ quan niệm lâu đời và được cho là mang lại may mắn trong năm mới.

Theo các nhà sử học, khi kết thúc vụ mùa vào giữa mùa đông, người La Mã cổ đại thường tổ chức lễ hội ăn mừng trong một tuần để tôn vinh Saturn, vị thần nông nghiệp trong tín ngưỡng của họ. Nhiều truyền thống Giáng sinh và Năm mới ngày nay bắt nguồn từ lễ hội này như trang trí nhà cửa, treo vòng nguyệt quế, tặng quà, nghỉ làm việc, ăn uống linh đình và dành thời gian vui vẻ bên nhau.

Jillianne Sabatini và Stephen Regalia hôn nhau ở Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ, ngày 1/1/2018
Jillianne Sabatini và Stephen Regalia hôn nhau ở Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ, ngày 1/1/2018. (Ảnh: Reuters).

Trong cuốn "Tôn giáo của Rome", các nhà sử học cho biết trong lễ hội này, "thứ bậc và các quy tắc trong xã hội được tạm dừng", nghĩa là mọi người có thể sống phóng túng hơn thường ngày, các cặp đôi thoải mái thể hiện tình cảm và tận hưởng giây phút mặn nồng bên nhau.

Cũng có người tin rằng, ngày đầu tiên trong năm sẽ quyết định những ngày còn lại trong năm. Do đó, khi dành cho nhau nụ hôn vào ngay thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì cả năm đó họ sẽ luôn được hạnh phúc bên nhau.

Vào thời Phục Hưng ở châu Âu từ thế kỷ 15 đến 17, lễ hội hóa trang rất phổ biến vào những dịp cuối năm. Khi mặt nạ được tháo ra vào thời điểm giao thừa, mọi người sẽ hôn người đầu tiên mà họ nhìn thấy. Nghi thức này được tin rằng sẽ giúp gột rửa đi những chuyện không may xảy ra trong năm cũ.

Truyền thống này giống với quan điểm của người Anh rằng nụ hôn đem lại phước lành cho người mà ta yêu thương, cho họ sức mạnh để chống lại những điều xui rủi, theo nhà thiên văn học và nhà nhân chủng học Anthony Aveni.

Đêm giao thừa ở Diamond Horse-shoe, thành phố New York, ngày 31/12/1941.
Đêm giao thừa ở Diamond Horse-shoe, thành phố New York, ngày 31/12/1941. (Ảnh: Bettmann).

Quan niệm dân gian của người Anh và người Đức cho rằng người cùng ta đón năm mới sẽ đem lại may mắn hoặc xui xẻo cho cả năm. Những người Đức nhập cư đến Mỹ giữa thế kỷ thứ 19 được cho là những người phổ biến truyền thống nụ hôn đêm giao thừa, theo Alexis McCrossen, tác giả cuốn lịch sử về quan điểm thời gian trong văn hóa Mỹ.

Nữ tác giả này dẫn bài báo xuất bản ngày 3/1/1863 của New York Times về không khí chào đón năm mới ở thành phố New York như sau: "Đêm giao thừa là thời điểm tuyệt vời đối với người Đức", bài báo viết. "Khi đồng hồ điểm 12h đêm, mọi hoạt động vui chơi đều dừng lại trong một khoảnh khắc nhường chỗ cho sự im lặng để suy tưởng và khi giây cuối cùng của năm cũ qua đi, tất cả mọi người, to lớn hay bé nhỏ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà, đều lao vào vòng tay của nhau, họ trao nhau những nụ hôn nồng cháy, cùng thốt lên 'Chúc mừng Năm mới!'"

Truyền thống này sau đó vượt qua phạm vi của cộng đồng người Đức nhập cư. "Các thành phố ở Mỹ mở rộng và ngày càng có nhiều dân nhập cư từ châu Âu đổ vào mang theo những phong tục ăn mừng năm mới", giáo sư lịch sử McCrossen nói. "Dẫu vậy, người Đức vẫn có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa và phong tục Mỹ".

Xã hội Mỹ có thái độ đối xử khác nhau đối với người nhập cư đến từ các nước khác nhau. "Người Đức được tôn trọng hơn người Ý và các nhóm nhập cư khác", giáo sư McCrossen chỉ ra. Do vậy, nhiều phong tục của người Đức nhanh chóng lan truyền trong xã hội Mỹ.

Sau khi có điện thắp sáng vào những năm 1880, cuộc sống về đêm trở nên sôi động và mọi người bắt đầu đi ra ngoài đón giao thừa. "Đó chính là thời điểm phong tục hôn nhau trong khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới trở nên phổ biến".

Năm 1907, New York cấm bắn pháo hoa và chính quyền thành phố nghĩ ra một cách mới để mừng đón năm mới - thả quả cầu thủy tinh. Hình ảnh những đôi yêu nhau trao nụ hôn trên Quảng trường Thời đại được phát đi trên tòa cầu, giúp nụ hôn đêm giao thừa trở thành phong tục ngày càng phổ biến trên khắp thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế gian có hai kiểu người, một là người biết nỗ lực tiến lên và thay đổi vận mệnh của chính mình, hai là dậm chân tại chỗ để thụt lùi về sau. Vậy điều gì làm lên sự khác biệt đó?
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Vào đầu thế kỷ 20, ở một ngôi làng thuộc huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một gia đình nông dân, trong nhà có một ông cụ sống cùng với người cháu trai của mình.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 CH
“Cha có tiền, con thì không. Tiền của cha là tiền do chính cha cố gắng nỗ lực để kiếm ra, tương lai con cũng có thể kiếm được tiền bằng sức lao động của chính con”.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:00 CH
“Giữa bức tường sừng sững cứng rắn và trứng gà, người trí thức phải luôn đứng về bên trứng gà”? Đó là bởi vì nếu bạn không đứng về phía trứng gà, trứng gà chắc chắn sẽ bị vỡ nát
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu không có sự chuẩn bị hoặc chỉ đạo, nhiều nhà quản lý mới bỏ qua cách làm khuôn mẫu để chỉ đạo nhân viên, nhưng việc này thay vì giúp dẫn dắt họ lại có thể gây ra phản tác dụn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20175:30 SA
( HNPD )Thế giới ngày nay, việc đem binh chinh phục một quốc gia dù nhỏ bé cũng là sự kiện trọng đại.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:00 CH
APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng là sự kiện lớn ở Việt Nam với nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga… tham dự.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Cụ bà Trịnh Văn Bô/Hoàng Thị Minh Hồ, nữ doanh nhân có lòng yêu nước nồng nàn đã từ trần. Cuộc đời của một nữ doanh nhân thành đạt
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Giờ vậy. Tôi không thích chính quyền hiện tại, cũng là một người yêu tự do. Nhưng tôi rất dị ứng với mấy
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ông Trump, Obama, hay Clinton,... mỗi người đến với Việt Nam đều có những lý do và bối cảnh riêng. Tuy nhiên, một điều không bao giờ đổi là: người dân Việt Nam ưa thích Mỹ