MERITOCRACY – CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI, BÍ QUYẾT LÀM GIÀU

Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một 20174:00 CH(Xem: 6117)
MERITOCRACY – CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI, BÍ QUYẾT LÀM GIÀU
Có rất nhiều lý do giải thích sự giàu có của một đất nước. Bạn thường xuyên nghe những yếu tố tất yếu như dân chủ, chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do, tự do kinh tế hay minh bạch. Nhưng có một yếu tố vừa ngầm vừa công khai mà ít ai nhắc tới. Cũng có thể gọi nó là thể chế, chế độ, phương pháp hay đơn thuần là tư duy. Đó chính là Meritocracy – Chế Độ Nhân Tài.

Nếu bạn hỏi tôi vì sao Phương Tây phát triển hơn, vì sao nước Úc giàu có, vì sao Mỹ thành cường quốc, vì sao Singapore và Hong Kong từ 2 hòn đảo trở thành 2 trung tâm tài chính, hay vì sao quốc gia kia phát triển – tôi sẽ trả lời là vì Meritocracy, sự trọng dụng nhân tài.

Vậy Chế Độ Nhân Tài hay trọng dụng nhân tài nghĩa là gì? Nghĩa là mỗi và tất cả thành viên trong xã hội và nền kinh tế được đánh giá dựa trên thành tích, sự đóng góp và thành tựu của họ. Cho dù họ là ai, tên gì, tôn giáo gì, mấy tuổi, đến từ đâu, lý lịch gia đình là gì, đẹp hay xấu – những thứ đó chẳng liên quan gì. Điều duy nhất được coi trọng là năng lực của họ, tức mức độ “Nhân Tài” của mỗi người.

Điều này tuy nghe hiển nhiên nhưng đây là một thứ vô cùng quý hiếm. Ở hầu hết các quốc gia khác bạn sẽ được đánh giá dựa trên gia đình của bạn là ai, bạn có bao nhiêu tiền, bạn quen biết ai, bạn có biết vâng lời hay không. Đó là quy luật từ thời Hy Lạp cho đến La Mã cho đến tận bây giờ. Lịch sử có vô số ví dụ:

  1. Người Do Thái bị người Châu Âu kỳ thị. Điều này đã đẩy đi một lượng trí thức và kiến thức vô tận. Có thể nói, yếu tố trí tuệ Do Thái đã tạo nên sự khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu. Hãy Google tên một CEO hay đạo diễn người Mỹ xem, vì xác suất rất cao là họ có gốc Do Thái.
  2. Sự tiêu diệt của tầng lớp trí thức Trung Quốc dưới thời Mao. Điều này đã đẩy lùi sự phát triển của Trung Quốc đến hàng trăm năm.
  3. Sự tiêu diệt của tầng lớp tinh hoa Việt Nam sau 1975. Bây giờ xây dựng lại phải mất vài thập niên. Bây giờ vẫn vậy, người gốc Bắc Kỳ luôn được ưu tiên.
  4. Người Hồi Giáo nô lệ hóa người Thiên Chúa và Do Thái nên đã tụt hậu.
  5. Hitler đuổi và kỳ thị người Do Thái. Nếu Hitler công nhận người Do Thái như người Đức thì có lẽ kết quả Thế Chiến Thứ 2 đã khác. Nhưng ông ta đã đuổi đi một kho tàng kiến thức.

Tôi có thể nói tiếp, vân vân và vân vân. Hiện tại Chế Độ Nhân Tài đang được thực hiện ở khắp mọi nơi, các chính phủ ở các nước tiên tiến thấu hiểu được tầm quan trọng của nhân tài. Đó là tại sao họ lại có những chương trình di dân trí thức hay đầu tư, vì đó là cách để hút chất xám. Bạn không thể nào sinh đẻ đủ nhân tài mà phải biết cách thu hút chất xám nữa.

Cho nên cách tối ưu để phát triển một đất nước là tạo môi trường và cơ chế để thu hút người khác đến đóng góp cho mình. Thay vì tốn công đào tạo thì hãy trọng dụng những thứ có sẵn. Một cá nhân chỉ nên được đánh giá dựa trên thành tựu và năng lực của họ, còn những thứ khác thì chẳng liên quan.

Đó là bí quyết để làm giàu. Hãy trọng dụng nhân tài như Úc, Mỹ, Anh, Singapore và Hong Kong. Đó là Meritocracy – Chế Độ Nhân Tài. Còn Việt Nam thì sao, có trọng dụng nhân tài không?

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

gato

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20183:30 SA
Trong suốt một năm qua, từ ngày Tổng thống Donald J. Trump lên nhận chức, vấn đề nhập cư vào Mỹ đã là đề tài nóng vì chủ trương mới của lãnh đạo Mỹ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Giêng 20181:00 SA
Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:01 SA
Phải thế chứ! Đơn nó gửi thanh tra tố cáo tội tham nhũng của Báu, nguyên Giám đốc Sở đã được xem xét
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20173:25 CH
Anh nuôi một bầy sói /Để xua đi cắn người. Và tưởng anh là nhất. /Vâng, anh mạnh nhất đời.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:16 SA
Giới cầm quyền cho hay Khối Cờ Đỏ do nhân dân ‘’tự động‘’ thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.