BA VẠN CHÍN NGHÌN

Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 201711:00 SA(Xem: 6143)
BA VẠN CHÍN NGHÌN

Ở các nước văn minh, việc theo học để có bằng tiến sĩ dành cho những người ham học hỏi, say mê nghiên cứu khoa học. Khoảng chục năm trước, tôi đã được đọc một bức thư ngỏ gửi những người đang có dự định theo học để lấy tấm bằng danh giá này được lan truyền trong giới nghiên cứu sinh ở Mỹ. Đại ý, người viết thư khuyên, chỉ nên học Tiến sĩ khi có tấm lòng say mê, chứ đừng lầm tưởng nó có thể mang lại lương cao bổng hậu, và họ đã chỉ ra có nhiều công việc thu nhập  cao hơn mà mọi thứ  bỏ ra lại ít hơn rất nhiều so với công sức, thời gian và tiền bạc theo học Tiến sĩ. Trên thế giới, rất nhiều  vị lãnh đạo cấp cao, Tổng thống hay Thủ tướng cũng  không có (và hoàn toàn không cần) học vị này.

Ở nước ta, do “ghế thì ít, đít thì nhiều” nên Tiến sĩ được coi là một tiêu chuẩn không thể thiếu nếu như muốn leo lên hàng quan chức để vinh thân phì gia. Tiền thì “anh” nào chẳng có, chưa có thì đi vay đầu tư, chắc chắn sẽ nhanh chóng hoàn vốn và mang lại lãi ròng. Chỉ có cái bằng này là không phải ai cũng có, cho nên người người, nhà nhà quyết đi học tiến sĩ dù rất lười học hỏi cũng chẳng tha thiết gì với sách vở. Chục năm trước, khi mới ngồi ghế Bộ trưởng Giáo dục, cùng với việc có rất nhiều dự định trong đó có cho mở các trường đại học khắp nơi, ông Nhân đã đưa ra kế hoạch đào tạo “hai vạn tiến sĩ”.  Lời hứa “giáo viên sẽ sống được bằng lương” đã theo gió bay đi, nhưng do có thể  mang lại rất nhiều lợi ích, các trường đại học mọc lên còn hơn nấm sau mưa, dẫn đến hậu quả cùng với không ít  trường không thể tuyển được người học, điểm chuẩn ba môn ở nhiều trường đã xuống tới con số 7. Còn tiến sĩ, để có đủ hai vạn,  người ta đã phát hiện ra rất nhiều lò ấp, trong đó có cái lò khổng lồ là Học viện Khoa học xã hội của ông Võ Khánh Vinh mà ở đó, một “học rả” có thể đồng thời hướng dẫn tới 44 người làm luận văn tiến sĩ. Thế là trong một thời gian ngắn, con số tiến sĩ đã tăng gấp bội, tiến sĩ giờ đã nhiều như lợn con, chỉ tiếc rằng  về chất lượng, các vị đã được gọi là ‘tiến sĩ giấy”. Kế hoạch của ông Nhân không biết đã mang lại cho những người cùng nhóm với ông bao nhiêu lợi ích, nhưng chắc chắn đã làm hại đất nước, làm ngành giáo dục xuống cấp chưa biết bao nhiêu  mà kể.

Thì nay, ông Nhạ lại vừa đưa ra dự án và được quốc hội thông qua chi 12.000 tỷ để đào tạo 9.000 tiến sĩ. Nhìn vào chất lượng tiến sĩ hiện nay, kể cả không ít tiến sĩ đã được đào tạo ở Liên Xô những năm trước, người ta đã quy giá trị của tiến sĩ trong kế hoạch này sang số lượng của lợn, trâu, bò, … Chỉ một sự so sánh ấy cũng đã thể hiện niềm tin của mọi người vào dự án này. Và trong ít năm tới đất nước sẽ thêm khánh kiệt vì các sản phẩm của những lò ấp, bộ mặt của giáo dục nước nhà sẽ thêm lem luốc vì các tiến sĩ giấy.

Để vừa đáp ứng được nhu cầu số lượng người có bằng tiến sĩ ở các trường đại học theo thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo chất lượng cũng mang tính toàn cầu, vì sao không làm việc ngược lại? Sao không trả lương xứng đáng cho các tiến sĩ được đào tạo kể cả ở nước ngoài (dĩ nhiên không phải  sản phẩm từ những lò ấp dù là  cái lò ở Mỹ đã làm nên ông tiến sĩ ở thành phố miền Trung). Còn học sao để có tầm bằng, đó là việc của những ai có tấm lòng say mê với nghiên cứu khoa học. Bộ Giáo dục chỉ cần là người kiểm tra số lượng và chất lượng. Việc tuyển chọn, trả lương do các trường có nhu cầu tự giải quyết.

Tất nhiên, làm như thế thì … chỉ ích nước lợi dân thôi.

Với 9.000 tiến sĩ này, ông Nhạ cho rằng vẫn chưa đủ cho các trường đại học. Rất dễ hiểu vì  chắc chắn sẽ có một nửa trong số ấy (thống kê hiện nay, một nửa tiến sĩ đi làm quan chức) không tha thiết gì với việc giảng dạy ở các trường đại học mà chỉ cần có tầm bằng để kiếm một cái ghế cao. Vậy  ông còn cần bao nhiêu tiền nữa để  đào tạo cho đủ?

Hay ông muốn ba vạn chín nghìn!
onggiaolang.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 CH
Có một thứ văn hóa mới đã hình thành và lan rộng ở Việt Nam, đi ngược lại với những lời dạy của sách Thánh hiền, ngược lại với truyền thống nhân văn tốt đẹp của người Việt thuần hậu thuở xưa. Không tin?
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 201811:00 SA
Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20188:00 SA
Những người đang trong men say tình yêu đều hy vọng tình yêu ấy ngày càng ấm nồng, thân thiết và bền lâu. Nhưng làm sao để có được sự hoàn mỹ ấy? Thì đây là một chút kinh nghiệm dành cho bạn.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 SA
Một người có số mệnh không như ý vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người đó.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:00 CH
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch cho nền kinh tế ngoài Trái đất bằng cách ủng hộ sứ mệnh đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2020 của Ispace, một công ty khởi nghiệp non trẻ của nước này.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế, quân sự đã vượt Việt Nam, được Cộn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20182:30 SA
Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20187:00 CH
Trong nhiều nền văn hóa, người dân duy trì một tập tục mê tín phổ biến là gõ khớp ngón tay của mình lên một mảnh gỗ để lấy may hay tránh xui xẻo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:16 CH
Tôi là Nguyễn Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), về nhà hôm 27/12/2017, sau 3 năm tù, trải qua 4 trại tù: số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Hòa, Bố Lá (Bình Dương) và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201811:59 SA
Đức Giáo hoàng Francis phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây.